Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công thức tính số liên kết pi

Chúng tôi xin giới thiệu bài Công thức tính số liên kết pi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Công thức tính số liên kết pi

Số liên kết π hợp chất hữu cơ mạch hở A, công thức được kí hiệu là CxHy hoặc CxHyOz dựa vào mối liên quan của số mol CO2; H2O thu được khi đốt cháy A được tính theo công thức sau:

Trường hợp 1:

A là CxHy hoặc CxHyOz mạch hở, cháy cho n{CO2} – n{H2O} = k.nA thì A có số π=k+1

Lưu ý: Hợp chất CxHyOz có số

ôn tập hóa học 11

2. Phương pháp giải bài tập tính số liên kết pi

Để làm bài tập dạng này ta cần lưu ý:

Tính chất cơ bản của hiđrocabon không no là tham gia phản cộng để phá vỡ liên kết pi.

Đối với hiđrocacbon mạch hở số liên kết π được tính theo công thức: CxHy

ôn tập hóa học 11

Đối với mạch vòng thì 1π = 1 vòng ta xem số mol liên kết π được tính bằng = số mol phân tử nhân số liên kết π

Ví dụ: Có a mol CnH2n+2-2k thì số mol liên kết π = a.k. Hiđrocacbon không no khi tác dụng với H2 hay halogen thì:

ôn tập hóa học 11

Như vậy số mol liên kết π bằng số mol H2 hay Br2 phản ứng. Từ đây người ta có thể giải các bài toán đơn giản hơn. Phương pháp này thường áp dụng với bài toán hiđrocacbon không no cộng.

H2 sau đó cộng brom. Khi đó ta có công thức sau:

ôn tập hóa học 11

3. Bài toán về số Mol, liên kết pi

Cho hỗn hợp X gồm a mol hiđrocacbon không no mạch hở A và b mol H2. Thực hiện phản ứng hidro hóa một thời gian được hỗn hợp Y(đã biết MY). Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng brom tham gia phản ứng.

Bước 1: Gọi x, x’ lần lượt là số mol π và số liên kết π ban đầu trong X => x = a.x’

Bước 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng, tính mY = mX = a.MA + 2b => nY = mY / MY

Bước 3:

+ Tính độ giảm số mol: y = nX – nY = nH2.pư

+ Số mol liên kết π bị đứt khi phản ứng với H2 = số mol H2 phản ứng = y.

+ Và số mol brom tác dụng với Y bằng số mol π còn lại = x – y.

Hay:

n pi trong hidrocacbon đầu = n H2p.ư + n Br2

Thí dụ: Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:

A. 16.

B. 0.

C. 24.

D. 8.

Ta có: nX = 0,6 + 0,15 = 0,75 mol

Gọi y là số mol H2 phản ứng.

→ nY = 0,75 – y = 0,45

→ y = 0,3 mol

→ Số mol liên kết π phản ứng với H2 = 0,3 mol

Phân tử Vinylaxetilen có 3 liên kết π

→ Số mol liên kết π phản ứng với brom là 0,15 . 3 – 0,3 = 0,15 = nBr2

→ mBr2 = 0,15 . 160 = 24 gam

Đáp án C

4. Bài tập về tính số liên kết Pi và ứng dụng

Câu 1: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Ta tiến hành nung X trong bình kín, xúc tác Ni. Sau một khoảng thời gian nhất định ta thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Sau đó cho Y phản ứng vừa đủ với 100ml dd Br2 a mol/l. a là giá trị nào trong các phương án trả lời dưới đây?

  1. 0,3M
  2. 3M
  3. 0,2M
  4. 2M

Đáp án chính xác: B. 3M

Câu 2: Cho một hỗn hợp khí X có 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Tiến hành nung hỗn hợp X một thời gian (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Trong quá trình cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng thì giá trị của m là giá trị nào dưới đây?

  1. 32,0
  2. 8,0
  3. 3,2
  4. 16,0

Đáp án chính xác: D. 16,0

Câu 3: Cho một hỗn hợp khí X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H2. Trong quá trình khi nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng dung dịch Brom sau phản ứng xảy ra hoàn toàn?

  1. 12 gam.
  2. 24 gam.
  3. 8 gam.
  4. 16 gam

Đáp án chính xác: B. 24 gam.

Câu 4 : Trong một bình khí có chứa hỗn hợp các khí tỉ lệ: 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và ít bột Ni. Thực hiện quá trình nung nóng bình thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sau đó, tiến hành sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 cho xảy ra phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Tìm số mol Br2 phản ứng vừa đủ với hỗn hợp khí Y. Chọn đáp án chính xác nhất.

  1. 0,20 mol.
  2. 0,15 mol.
  3. 0,25 mol.
  4. 0,10 mol.

Đáp án chính xác: C. 0,25 mol.

Câu 5: Dẫn 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí E gồm các khí tỉ lệ: x mol C2H4, z mol C2H2, y mol H2 (d(E/He)=3,6) qua bình đựng Ni nung nóng. Sau một thời gian quá trình phản ứng diễn ra thu được 15,68 lít hỗn hợp khí G (đktc). Tiếp tục cho toàn bộ khí G lội chậm vào bình đựng dung dịch Brom dư, khối lượng Brom phản ứng 80 gam. Giá trị của x và y lần lượt là bao nhiêu trong các kết quả dưới đây?

  1. 0,3mol và 0,4 mol.
  2. 0,2 mol và 0,5 mol.
  3. 0,3 mol và 0,2 mol.
  4. 0,2 mol và 0,3 mol.

Đáp án chính xác: B. 0,2 mol và 0,5 mol.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Công thức tính số liên kết pi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 2.237
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gà Bông
    Gà Bông

    😉😉😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 23/10/22
    • mineru
      mineru

      😇😇😇😇😇😇😇

      Thích Phản hồi 23/10/22
      • Bánh Quy
        Bánh Quy

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 23/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm