Chứng minh NaHCO3 là chất lưỡng tính

Chứng minh NaHCO3 là chất lưỡng tính được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Để chứng minh NaHCO3 là chất lưỡng tính có thể dùng 2 phản ứng nào?

  1. NaHCO3+ HCl → NaCl + CO2 + H2O; Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaHCO3 + CaCO3
  2. 2NaHCO3 + H2SO4→ Na2SO4 + 2H2O + 2CO2; NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
  3. NaHCO3+ NaOH → Na2CO3 + H2O; 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 + H2O
  4. NaHCO3+ HCl → NaCl + CO2 + H2O; NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Trả lời:

Đáp án đúng D.

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O; NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Giải thích:

NaHCO3 có tính chất lưỡng tính thể hiện khi phản ứng được với cả axit và bazo.

I. Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) là gì?

Khái niệm

- Natri hiđrocacbonat là một chất ở dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm nhưng lại ít tan trong nước. khi có sự hiện diện của ion H+ thì khí CO2 sẽ được tạo ra.

- Natri hiđrocacbonat có tên phổ biến trong hóa học là natri bicacbonat (là tên của muối công thức hóa học NaHCO3). Ngoài ra, vì được sử dụng rất phổ biến trong thực phẩm nên Natri hiđrocacbonat còn có nhiều tên gọi khác như: bread soda, cooking soda, baking soda,…

- Công thức phân tử của Natri hiđrocacbonat

- Natri hiđrocacbonat có công thức phân tử là: NaHCO3

- ID IUPAC: Sodium hydrogen carbonate

- Khối lượng phân tử: 84,007 g/mol

- Mật độ: 2,2 g/cm³

- Entropi phân tử: 102 J/(mol/K)

- Có thể hòa tan trong: Nước

II. Tính chất vật lý và hóa học của NaHCO3

1. Tính chất vật lý

- Natri hidrocacbonat, tức baking soda, là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể đơn tà và trông giống như bột, hơi mặn và có tính kiềm tương tự như loại soda dùng trong tẩy rửa. Khác với nhiều muối hidrocacbonat và muối của kim loại kiềm khác, NaHCO3 ít tan trong nước đôi khi có thể coi như là không tan.

- Ngoài tự nhiên, được tìm thấy trong quặng nahcolite ở những nơi có hoặc từng có suối khoáng, loại khoáng chất này được tạo ra từ hàng ngàn năm trước khi mà các sông hồ bị bay hơi một cách nhanh chóng bởi nhiệt độ cao.

2. Tính chất hóa học

- Natri hiđrocacbonat là muối axit do có nguyên tử H linh động trong thành phần gốc axit, thể hiện tính axit yếu. Tuy nhiên vì NaHCO3 là muối của axit yếu (H2CO3) nên có thể tác dụng với axit mạnh hơn (ví dụ HCl…), giải phóng khí CO2, do đó NaHCO3 cũng thể hiện tính bazơ và tính chất này chiếm ưu thế hơn tính axit

- Trong dung dịch nước thì NaHCO3 bị thủy phân tạo môi trường bazơ yếu :

NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3

- Môi trường này có thể làm đổi màu quỳ tím nhưng không đủ mạnh để làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.

- Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước, đồng thời giải phóng khí CO2:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

- Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới :

NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O

hoặc tạo thành hai muối mới:

2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

III. Điều chế/Sản xuất hóa chất Natri hiđrocacbonat

Điều chế hóa chất natri bicacbonat bằng cách cho phản ứng giữa cacbonat canxi, clorua natri, amoniac, và điôxít cacbon trong nước.

Cho điôxit cacbon tác dụng với dung dịch hydroxit natri trong nước, kết quả tạo ra cacbonat natri. Sau đó ta cho thêm điôxit cacbon để tạo ra sản phẩm là bicacbonat natri, tiếp theo tiến hành cô đặc đủ cao để thu được muối khô:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2Na2CO3

Tro soda được đem hòa tan vào nước và xử lý với điôxít cacbon, cuối cùng bicacbonat natri được tạo ra ở dạng rắn:

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

IV. Ứng dụng

Ngoài sử dụng trong chế biến thức ăn, Natri hiđrocacbonat còn có rất nhiều công dụng hữu ích khác và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực :

Ứng dụng trong chế biến thực phẩm

-Tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho bánh, làm mềm các loại thực phẩm.

Ứng dụng của natri bicacbonat trong y tế

- Baking soda còn được dùng trung hòa acid chữa đau dạ dày, dùng làm nước xúc miệng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng…

Được dùng để lau chùi dụng cụ

- Ứng dụng trong nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với một số chất (đóng cặn), rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống một số loại côn trùng.

Dùng để tạo bọt

- Natri bicacbonat có tác dụng tạo bọt và ăng pH trong các loại thuốc sủi bọt (ví dụ thuốc nhức đầu...)

Ứng dụng trong xử lý nước thải của natri bicacbonat

- Ngoài ra hóa chất này còn được ứng dụng trong xử lý nước thải, trong các ứng dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Chất tăng kiềm, độ ổn định pH cho ao nuôi tôm thủy sản.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chứng minh NaHCO3 là chất lưỡng tính. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 146
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Ngân
    Bảo Ngân

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 19/10/22
    • Ma Kết
      Ma Kết

      👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 19/10/22
      • Gấu chó
        Gấu chó

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 19/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm