9 điều kiêng kỵ quan trọng trên ban thờ ngày Tết

9 điều kiêng kỵ trên ban thờ bạn nhất định phải biết để tránh mạo phạm tâm linh, khiến gia đạo lục đục, hao tài tốn của.

9 điều kiêng kỵ quan trọng trên ban thờ ngày Tết

Tập tục thờ cúng tổ tiên và thần linh phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Nhưng với người Việt, thì nó vẫn mang một nét chung, đều là thể hiện sự trang trọng, thành kính trong tâm thức của con người. Theo chuyên gia nghiên cứu phong thủy Nguyễn Vĩnh Kiên, đối với mỗi gia đình người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì bàn thờ là nơi được coi là quan trọng nhất. Đó là nơi các thành viên trong gia đình dùng để giao tiếp với thần linh và tưởng nhớ về công lao, ân đức của ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.

Do vậy, việc thờ cúng, bài trí bàn thờ, nhất là bàn thờ trong ngày Tết Nguyên đán - dịp mở đầu của năm mới là điều rất quan trọng.

Ngoài ra, các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng, việc bày trí bàn thờ, thờ cúng đúng không chỉ thể hiện nét văn hóa tâm linh mà qua đó, cũng giúp mang lại những may mắn, phúc lộc cho gia đình. Để thờ cúng, bày trí bàn thờ ngày Tết cho đúng, các bạn nên tránh một số điều kiêng kỵ trên ban thờ ngày Tết dưới đây nhé.

1. Bát hương phải được đặt chính giữa bàn thờ

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.

Trên bàn thờ bao giờ cũng phải thờ ba bát hương, bát chính giữa là to nhất để thờ các quan thổ công, thổ thần, Táo quân... Hai bát hai bên là thờ ông bà, tổ tiên của gia đình.

Với những gia đình có điều kiện thì thường có ngai thờ, đỉnh đồng... kèm theo trên bàn thờ. Còn các gia đình bình thường thì nên có thêm đèn dầu hoặc nến thắp sáng mỗi khi thắp hương.

2. Không dùng bát hương bằng đá trên bàn thờ

Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm.

Bát hương trong bàn thờ gia đình nên dùng bát hương bằng sứ hoặc có điều kiện hơn thì dùng bát hương bằng đồng. Tránh dùng các bát hương bằng đá, bởi nó chỉ phù hợp với các đền, miếu, chùa...

9 điều kiêng kỵ quan trọng trên ban thờ ngày Tết

3. Tuyệt đối không xê dịch bát hương

Bát hương sau khi được "an ngôi, chính vị" thì phải để nguyên, không được xê dịch hay chuyển sang bên trái hoặc bên phải bàn thờ. Bởi điều này sẽ không tốt.

Với các gia đình cúng ngày 30 kèm theo việc rút chân hương thì người rút có thể là vợ hoặc chồng hoặc nhờ người khác.

Nhưng phải đảm bảo tay sạch sẽ, thanh tịnh. Khi rút thì rút từ từ, tránh để vương vãi tro trong bát hương ra ngoài.

Để lại chân hương trong bát phải là số lẻ và các chân hương còn lại có thể mang ra sông, hồ hoặc hóa. Nếu kệ hoặc bát hương bị kênh thì phải dùng giấy tiền hoặc vàng mã để kê, không dùng các thứ khác.

4. Đồ lau bàn thờ không được dùng đồ bẩn mà phải có đồ riêng

Các giẻ lau, chổi quét trên bàn thờ phải là đồ mới và đồ dùng riêng, tuyệt đối không dùng các loại đã sử dụng qua hay bị bẩn.

Bởi bàn thờ là nơi trang nghiêm, sạch sẽ.

Giữ cho bàn thờ sạch, sử dụng đồ riêng, mới sẽ giúp thể hiện sự kính trọng, tôn kính.

5. Không đặt bàn thờ theo các hướng xấu, hướng độc

Hướng của bàn thờ không được ngược với hướng của nhà, bởi đây là điều đại kỵ và rất độc.

Cùng với đó, nên chọn hướng hợp với tuổi của gia chủ, bàn thờ không được đặt ở cuối lối đi. Nếu đường đi lại đâm thẳng vào vị trí bàn thờ sẽ gây tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình.

Bàn thờ không được đặt đối diện nhà vệ sinh để người trong nhà tránh được bệnh tật đau đớn.

Bàn thờ nếu để đối diện nhà bếp sẽ gây tranh cãi, tính tình gia chủ nóng nảy. Nếu đặt dưới cầu thang sẽ khó có cơ hội phát triển.

Nếu đặt trên nền đất lồi lõm sẽ khiến chủ nhân gặp khó khăn. Nếu phía trên, dưới, trái, phải bàn thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.

Không đặt bàn thờ trên nóc tủ. Bàn thờ gia tiên tránh đặt giữa nhà. Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối diện nhau trong một gian phòng.

Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mối mọt, có thể sử dụng từ đời này sang đời khác.

9 điều kiêng kỵ quan trọng trên ban thờ ngày Tết

6. Không nên thờ 3 họ trên bàn thờ

Như đã nói ở trên, bàn thờ chỉ nên thờ quan thần linh, thổ công, táo quân trong gia đình và thờ hai bên họ nội, ngoại, ngoài ra không nên thờ thêm. Họ nội đặt ở bên trái còn họ ngoại thì đặt ở bên phải.

Một số gia đình có thể lập thêm bàn thờ phụ để thờ bà cô hoặc ông mãnh (người mất lúc còn trẻ) điều này hoàn toàn bình thường và sẽ giúp mọi thứ được tốt hơn.

7. Thường xuyên lau dọn bàn thờ để giữ cho sự sạch sẽ, thanh tịnh

Phải thường xuyên lau dọn và thắp hương bàn thờ. Điều này đặc biệt quan trọng bởi qua đó thể hiện sự biết ơn, kính trọng ông bà tổ tiên. Nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.

Trang trí bàn thờ ngày Tết không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Gia chủ nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, ngược lại cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là không tốt. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.

Dù là một loài hoa đẹp, có hương thơm dễ chịu thế nhưng hoa ly lại là loại hoa kiêng đặt lên bàn thờ ngày Tết, bởi nếu đọc theo vần hoa ly sẽ là sự chia ly, không may mắn.

8. Không đặt những đồ linh tinh lên bàn thờ

Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài. Điều này sẽ làm mất đi sự thanh tịnh, trang trọng của bàn thờ.

9. Không dùng cát để bỏ vào trong bát hương

Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.

Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.

Để giúp các bạn hoàn thành công việc dọn dẹp ban thờ thần linh gia tiên, VnDoc mời các bạn tham khảo bài viết:

Sau khi lau dọn ban thờ tổ tiên xong, các gia đình sẽ chuẩn bị trang trí ban thờ để đón Tết. Để đón Tết nguyên đán, mừng xuân mới về thì không tể thiếu 2 lễ cúng quan trọng vào ngày cuối năm là cúng tất niêncúng giao thừa để tiễn năm cũ qua đi và đón năm mới về.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
6 7.040
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm