Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 3 Oxygen và Không khí
Phiếu bài tập hè KHTN lớp 6
Bài tập ôn hè Khoa học Tự nhiên 6 Chương 3 Oxygen và Không khí là tài liệu giúp học sinh hệ thống lại kiến thức quan trọng sau một năm học. Thông qua các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận và bài tập vận dụng, học sinh lớp 6 sẽ nắm vững các khái niệm như: oxygen là gì, vai trò của oxygen trong sự cháy và hô hấp, thành phần không khí, cũng như hiện tượng ô nhiễm không khí. Tài liệu phù hợp để ôn tập trong dịp hè, chuẩn bị nền tảng vững chắc cho chương trình lớp 7.
NỘI DUNG 3: OXYGEN – KHÔNG KHÍ
A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
I. OXYGEN
1. Tính chất vật lí
Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Ở thể lỏng và rắn, có màu xanh nhạt
2. Tầm quan trọng của oxygen
Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,... để phục vụ đời sống con người.
* Muốn khởi đầu sự cháy, ta cần cung cấp nhiệt ban đầu cho chất cháy (sự khơi mào).
* Quá trình cháy có tỏa nhiệt và phát sáng.
* Trong điều kiện có càng nhiều khí oxygen, sự cháy diễn ra càng mạnh và càng tỏa nhiều nhiệt.
+ Oxygen với quá trình đốt cháy nhiên liệu:
* Trong điều kiện có oxygen và được khơi mào, nhiên liệu sẽ cháy và phát sinh ngọn lửa.
* Ánh sáng và nhiệt tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu đó được dùng để thắp sáng, sưởi ấm, nấu chín thức ăn hoặc làm các hoạt động máy móc, phương tiện giao thông …
3. An toàn cháy nổ
Tuy nhiên, một số đám cháy đặc biệt (của kim loại, ...) không dập tắt được bằng cách li chất cháy với oxygen
- Dùng nước dập chất cháy là gỗ và một số vật liệu rắn.
- Dùng cát, khí carbon dioxide dập chất cháy là xăng, dầu.
II. KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Thành phần không khí
Vai trò của không khí
Mỗi thành phần trong không khí có vai trò nhất định đối với tự nhiên
![]() |
![]() |
|
![]() |
Oxygen cần cho sự hô hấp |
Carbon dioxide cần cho sự quang hợp |
Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho thực vật |
Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ Trái Đất, sinh ra mây, mưa |
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói, bụi hoặc các khí lạ khác.
Biểu hiện: Xuất hiện mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, xuất hiện sương mù ban ngày, mưa acid, ..
Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.
Nguyên nhân và hậu quả
Nguyên nhân |
Hậu quả |
Tự nhiên: Núi lửa, cháy rừng, ... Con người: Rác thải, khí thải sinh hoạt, giao thông, hoạt động sản xuất, ... Chất gây ô nhiễm: Carbon monoxide, carbon dioxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, ... |
Gây ra các bệnh đặc biệt về hô hấp Gây biến đổi khí hậu và các hiện tượng như mưa acid, hiệu ứng nhà kính, sương mù, quang hóa, suy giảm tầng ozone, ảnh hưởng nghiệm trọng đến tự nhiên và con người |
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí
- Kiểm soát khí thải là một trong những biện pháp chính để giảm ô nhiễm không khí.
- Tăng cường sử dụng các năng lượng sạch
- Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm.
- Xử lí khí thải, chất thải độc hại.
- Bảo vệ và trồng cây xanh.
B. PHIẾU CÂU HỎI ÔN TẬP
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án
Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của oxygen?
A. 183oC.
B. -183oC.
C. 196oC.
D. -196oC.
Câu 2. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?
B. Oxygen
B. Nitrogen
C. Khí hiếm
D. Carbon dioxide.
Câu 3. Trong không khí, oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần về thể tích?
A. 1/5
B. 1/4
C. 1/10
D. 1/20.
Câu 4. Quá trình nào sau đây cần oxygen
A. Hô hấp
B. Quang hợp
C. Hòa tan
D. Nóng chảy
Câu 5. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?
A. Sản xuất phần mềm tin học.
B. Sản xuất nhiệt điện.
C. Du lịch.
D. Giao thông, vận tải.
Câu 6. Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?
A. Nước.
B. Từ khí carbon dioxide.
C. Từ không khí.
D. Từ thuốc tím (potassium permanganate)
Câu 7. Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa nhằm
A. ngăn đám cháy tiếp xúc với oxgen
B. tăng diện tích tiếp xúc giữa oxygen và chất cháy.
C. lấy chất cháy đi
D. cung cấp thêm nhiệt
Câu 8. Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để
A. Tăng thêm lượng oxygen.
B. làm ngọn lửa nhỏ đi
C. thêm chất cháy
D. Thêm nhiệt
....
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Ở nhiệt độ phòng, nitrogen tồn tại ở thể khí. |
|
|
b) Trong không khí, nitrogen chiếm khoảng 1/5 về thể tích. |
|
|
c) Nitrogen là khí không màu, không mùi. |
|
|
d) Nitrogen là khí duy trì sự cháy. |
|
|
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Cho các phát biểu sau về oxygen:
1) Khí oxygen nhẹ hơn không khí
2) Oxygen có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
3) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng được ghi lại là -89oC, khi đó oxygen ở thể rắn.
4) Oxygen không chỉ cần thiết cho sự hô hấp của người và động vật mà còn là yếu tố không thể thiếu của sự cháy
Trả lời: ..........
Câu 2. Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là bao nhiêu Lít?. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí .
Trả lời: ..........
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí đó. Như vậy, mỗi người lớn, trong một ngày đêm cần trung bình:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Thể tích oxygen là bao nhiêu (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí)?
Câu 2. Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy.
Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
a) Chất nào là duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn?
b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?
c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?
C. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
📥 Để xem toàn bộ câu hỏi, hướng dẫn giải mời các bạn ấn vào link TẢI VỀ
- Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 4
- Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 5
- Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 6
- Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 7
- Bài tập ôn hè Khoa học tự nhiên 6 Chương 8
- Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 9
- Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 10
- Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 11