Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đóng
Điểm danh hàng ngày
  • Hôm nay +3
  • Ngày 2 +3
  • Ngày 3 +3
  • Ngày 4 +3
  • Ngày 5 +3
  • Ngày 6 +3
  • Ngày 7 +10
Bạn đã điểm danh Hôm nay và nhận 3 điểm!

Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 4

Bài tập ôn hè Khoa học Tự nhiên 6 Chương 4 Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm giúp học sinh hệ thống lại kiến thức về tính chất, ứng dụng và vai trò của các loại vật liệu và thực phẩm thông dụng trong đời sống, từ đó nâng cao kỹ năng quan sát, phân tích và giải quyết vấn đề thực tiễn.

A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU VÀ NGUYÊN LIỆU

1. MỘT SỐ VẬT LIỆU

1.1. Một số vật liệu thông dụng

Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Các vật liệu được tạo nên từ một hoặc nhiều chất.

Ví dụ: Các vật liệu tự nhiên như: đá và gỗ để làm dụng cụ lao động, xây nhà, đóng thuyền,... Sau đó con người chế tạo các vật liệu không có trong tự nhiên như gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,...để phục vụ cho đời sống.

1.2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu

Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn.

Ví dụ:

- Dây dẫn điện làm bằng kim loại cầ được bọc nhựa cách điện để tránh bị điện giật khi tiếp xúc.

Vật liệu

Tính chất

Kim loại thông dụng được dùng làm dây dẫn điện, nồi đun nấu, làm cầu, cống, khung nhà, cửa, ...

Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ.

Thủy tinh được dùng làm bình hoa, chai lọ, cửa kính, ...

Trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

Nhựa được dùng làm ghế ngồi, ống dẫn nước, tủ, ...

Dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt

Gốm, sứ được dùng làm chum vại, bát đĩa, chậu hoa, ... với các hình dạng khác nhau.

Không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ

Cao su (tự nhiên hoặc cao su nhân tạo) được dùng làm lốp xe, đệm, ...

Đàn hồi, bền, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt.

Gỗ được dùng làm nhà, khung cửa, bàn, ghế, tủ, ...

Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt

1.3. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình

- Sử dụng vật liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.

- Nhiều đồ cũ hoặc hỏng (đồ điện, chai lọ, túi đựng,...), rau, thực phẩm hư hỏng có thể được sử dụng lại với mục đích khác hoặc được gom lại để tái chế.

- Hạn chế rác thải, phân loại rác khi bỏ đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.

2. MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU

2.1.Các loại nguyên liệu

Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,...

Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyên hóa để tạo ra sản phẩm

- Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.

- Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),...

- Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thủy tinh,...

- Từ dầu mỏ điều chế các hóa chất cơ bản,đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, tơ,...

2.2. Một số tính chất và ứng dụng của nguyên liệu

Đá vôi

Quặng

Cát

Nước biển

Trạng thái

Rắn

Rắn

Rắn

Lỏng

Tính chất cơ bản

Cứng

Tạo thành vôi khi bị phân hủy

Ăn mòn tạo thành thạch nhũ trong hang động

Cứng

Dẫn nhiệt

Bị ăn mòn

Dạng hạt, cứng

Tạo với xi măng thành hỗn hợp kết dính

Khi làm bay hơi nước sẽ thu được muối ăn

Ứng dụng

Sản xuất vật liệu xây dựng, vôi xi măng, ...

Để điều chế kim loại, sản xuất phân bón, ...

Sản xuất thủy tinh, bê tông

Sản xuất muối ăn, xút, khí chlorine,

Các nguyên liệu khác nhau có tính chất khác nhau như: tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bay hơi, cháy, hòa tan, phân hủy, ăn mòn, ...

Dựa vào tính chất của nguyên liệu mà ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.

2.3. Sử dụng nguyên liệu hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

- Việc khai thác quá mức và không có kế hoạch có thể khiến các nguyên liệu bị cạn kiệt.

- Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững:

+ Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến;

+ Kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;

+ Khai thác các nguồn nguyên liệu có kế hoạch;

3. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU

3.1. Các loại nhiên liệu

- Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Đó là gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng,...

- Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện.

- Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn (than đá, gỗ,...), thể lỏng (xăng, dầu hỏa,...), thể khí (các loại khí đốt). Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn).

3.2. Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu

- Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là các nguồn nhiên liệu phổ biến

+ Than đá chứa nhiều tạp chất, khi đốt cháy sinh ra nhiều chất độc hại, là loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

+ Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường tồn tại cùng nhau trong các mỏ dầu. Khi chưng cất dầu thô ta thu được các nhiên liệu là dầu hỏa, xăng và khí đốt.

- Một số tính chất của nhiên liệu:

+ Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn ,lỏng ,khí

+ Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt

+ Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá), và không tan trong nước(trừ cồn)

3.3. Sơ lược về an ninh năng lượng

- Tất cả hoạt động của chúng ta đều cần đến năng lượng.

- Các nguồn năng lượng thông thường là than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên (nhiên liệu hóa thạch), là nguồn năng lượng không tái tạo, sẽ cạn kiệt.

- Con người đã nghiên cứu các nguồn nănng lượng tái tạo: thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học,...

II. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM

1. Các lương thực – thực phẩm thông dụng

- Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn … có chứa các tinh bột.

- Thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa … được dùng để làm các món ăn.

2. Vai trò của lương thực, thực phẩm

- Lương thực, thực phẩm cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể con người như tinh bột, đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng …

3. Tính chất của lương thực, thực phẩm

- Lương thực, thực phẩm rất đa dạng. Chúng có thể ở dạng tươi sống (như rau, củ, cá, tôm …) hoặc đã qua chế biến (như cơm, cá rán, thức ăn đóng hộp …)

- Lương thực – thực phẩm dễ bị hỏng trong không khí do nấm và các vi khuẩn phân hủy, nếu không bảo quản đúng cách.

- Lương thực, thực phẩm cần được bảo quản bằng các cách thích hợp. Một số cách bảo quản lương thực, thực phẩm thông thường là: đông lạnh, hút chân không, hun khói, phơi khô, sử dụng muối hoặc đường.

B. PHIẾU ÔN TẬP HÈ 

Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án

Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.

Câu 1. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu

A. Gạch nung.

B. Đất sét.

C. Niêu sành.

D. Nồi nhôm.

Câu 2. Khi đốt than đá để cung cấp nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện thì than đá được gọi là?

A. vật liệu

B. Nhiên liệu

C. nguyên liệu

D. Vật liệu hoặc nguyên liệu.

Câu 3. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen

A. dư.

B. thiếu.

C. tùy ý.

D. vừa đủ

Câu 4. Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu xây dựng mới (vật liệu xanh, thân thiện với môi trường?

A. gạch không nung.

B. gạch nung.

C. Tấm panen đúc sẵn.

D. vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng

Câu 5. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

A. Nhiên liệu khí.

B. Nhiên liệu lỏng.

C. Nhiên liệu rắn.

D. Nhiên liệu hóa thạch.

Câu 6. Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây?

A. Có tính dẫn điện.

B. Dễ bị ăn mòn, bị gỉ.

C. Có tính dẫn nhiệt.

D. Cách điện tốt.

....

Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai

Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu.

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí

 

 

b) Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại với môi trường hơn nhiên liệu khí

 

 

c) Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là các nhiên liệu hóa thạch.

 

 

d) Quặng bauxite dùng để sản xuất nhôm

 

 

Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn

Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.

Câu 1. Các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá, thép. Số vật liệu nhân tạo là

Trả lời: ..........

Câu 2. Cho các phát biểu sau:

1) Các xoong nồi bằng kim loại có thể bị gỉ nên cần rửa sạch, lau khô sau khi sử dụng.

2) Các đồ bằng nhựa dễ bị biến dạng nhiệt nên cần để ở nơi có nhiệt độ cao.

3) Đồ bằng gốm cứng nhưng dễ vỡ nên tránh va đập mạnh

4) Đồng bằng gỗ dễ cháy nên cần tránh các nguồn nhiệt

5) Đồ dùng bằng thủy tinh trong suốt nên chỉ để đựng các chất lỏng có màu.

Số phát biểu đúng?

Trả lời: ..........

Phần IV. Tự luận

Câu 1. Vải may quần áo được làm từ sợi bông hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vài làm bằng sợi polymer. Làm thế nào để có thể phân biệt được 2 loại vải này?

Câu 2. Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Chất thải được thu gom vào hầm sẽ phân hủy, theo thời gian tạo ra biogas. Biogas chủ yếu là khí methane, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các khí như ammonia, hydrogen sulfide, sulpur dioxide, …Biogas tạo ra sẽ được thu lại và dẫn lên để làm nhiên liệu khí phục vụ cho đun nấu hoặc chạy máy phát điện.

a) Theo em, việc xây hầm thu chất thải sản xuất biogas đem lại những lợi ích gì?

b) Nếu sử dụng trực tiếp biogas thường sẽ có mùi hôi của các khí như ammonia, hydrogen sulfide,… Em hãy tìm hiểu thông tin trên internet để đề xuất biện pháp giảm thiểu mùi hôi đó.

C. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

  📥 Để xem toàn bộ câu hỏi, hướng dẫn giải mời các bạn ấn vào link TẢI VỀ  

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Ôn hè lớp 6 lên 7

Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 4
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng