Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn tập hè lớp 6 lên 7 môn Ngữ Văn Cánh Diều năm 2024

Ôn tập hè Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều khái quát toàn bộ chương trình học Ngữ Văn lớp 6 và chuẩn bị các kiến thức cho chương trình học lớp 7. VnDoc tổng hợp, hệ thống lại toàn bộ các bài học chi tiết nhất.

Lưu ý: Để xem chi tiết toàn bộ bài viết, các bạn kéo xuống dưới để tải về.

PHẦN 1. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6

BÀI 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CÁC THỂ LOẠI ĐÃ HỌC

Các thể loại Ngữ Văn lớp 6 đã học

I/ Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích

II/ Thơ

III/ Truyện đồng thoại, Truyện của Puskin và An – đéc - xen

IV/ Văn bản nghị luận

V/ Văn bản thông tin

VI/ Truyện ngắn

1. Ôn tập kiến thức chung về truyện ngắn

– Truyện ngắn: là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp. .. Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng.

– Đặc điểm nhân vật: là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

– Lời người kể chuyện: là lời của người đã kể lại câu chuyện. Nếu người kể theo ngôi thứ nhất thì lời của người kể là lời của người xưng “tôi". Nếu người kể theo ngôi thứ ba thì lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện.

- Lời nhân vật: là lời của một nhân vật trong truyện.

2. Một số lưu ý khi đọc - hiểu văn bản truyện ngắn

- Đọc kĩ văn bản, nhận biết được các yếu tố của truyện (ngôi kể, các nhân vật trong truyện, cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật…)

- Đọc kĩ văn bản, suy nghĩ về đề tài, nội dung của truyện.

- Truyện mang đến cho người đọc những nhận thức gì, những hiểu biết gì về cuộc sống.

- Truyện mang lại thông điệp gì cho người đọc.

- Liên hệ bản thân (nếu có).

3. Ôn tập một số văn bản truyện ngắn đã được học

a. Truyện Bức tranh của em gái tôi:

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất

- Nhân vật chính: Kiều Phương, người anh trai

- Nội dung chính: Chuyện kể về cô em gái Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.

- Thông điệp: Truyện nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó khẳng định: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

b. Truyện Điều không tính trước

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất

- Nhân vật chính: Tôi, Nghị, Phước

- Nội dung chính: Truyện kể về câu chuyện mà tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, tôi xảy ra xích mích với Nghị. Cứ nghĩ chúng tôi sẽ xảy ra cuộc tranh chấp đánh nhau ai ngờ cả cả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

- Bài học: Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc không nên lấy bạo lực để giải quyết mọi chuyện.

4. Thực hành một số đề đọc hiểu – ngữ liệu cùng thể loại

Đề số 1:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…

(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào dấu hiệu nào để em biết điều đó?

Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?

Câu 3: Xác định lời nhân vật và lời của người kể chuyện trong đoạn văn sau:

“...Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Câu 4: Xác định các thành phần chính trong câu Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào?

5. Một số bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người em gái

B. Người em gái, anh trai

C. Bé Quỳnh

D. Người anh trai

Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?

A. Lời người anh, ngôi thứ nhất

B. Lời người em, ngôi thứ hai

C. Lời tác giả, ngôi thứ ba

D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai

Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm

C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

D. Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em

B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

D. Vui mừng vì em có tài

Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ

B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện

C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,

D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp

B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

D. Em gái vẽ sai về mình

Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động

B. Tài hội họa hiếm có

C. Tình cảm trong sáng nhân hậu

D. Không quan tâm đến anh

Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến sự việc: “Tôi chuẩn bị đánh nhau” trong văn bản Điều không tính trước là gì?

A. Xích mích trong gia đình

B. Xích mích vì bạn gái

C. Xích mích trong một trận bóng

D. Xích mích trong một trận đá cầu

Câu 12: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghĩa đã không công nhận bàn thắng của nhân vật “tôi”. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 13: Văn bản Điều không tính trước thuộc thể loại truyện ngắn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 14: Văn bản Điều không tính trước của tác giả nào?

A. Thạch Lam

B. Nguyễn Khải

C. Nguyễn Nhật Ánh

D. Tô Hoài

Câu 15: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã bị kết vào lỗi gì trong trận đá bóng?

A. Chạm tay

B. Kéo người

C. Việt vị

D. Phạt đền

BÀI 2: KHÁI QUÁT CÁC KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT ĐÃ HỌC

1. Từ láy, từ ghép

a. Khái niệm:

- Từ ghép : Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.

- Từ láy: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.

b. Cách phân biệt từ ghép và từ láy:

Từ ghép: 2 tiếng đều có nghĩa và có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: học tập, tốt bụng

Từ láy: chỉ có 1 tiếng có nghĩa hoặc không tiếng nào có nghĩa; không có quan hệ về nghĩa, chỉ có quan hệ âm thanh (giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau 1 bộ phận của tiếng) Ví dụ: mềm mại, xinh xắn,…

Các từ phức có các tiếng giống nhau sẽ là từ ghép nếu:

- Cả hai tiếng đều có nghĩa: tươi tốt, non nước, đi đứng…

- Các từ gốc Hán: cần mẫn, tham lam, bảo bối, chân chính, trang trọng…

- Danh từ: bình minh, hoàng hôn,

- Từ đơn đa âm tiết (danh từ): chuồn chuồn, ba ba, đu đủ, thằn lằn…

Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).

VD: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt,…

BÀI 3: KHÁI QUÁT CÁC KIỂU BÀI LÀM VĂN ĐÃ HỌC

I/ ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM

1. Cách viết đoạn văn biểu cảm (nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ)

a. Cấu trúc của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ

- Hình thức: Hình thức của một đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, do nhiều câu văn tạo thành; có từ ngữ và có câu thể hiện chủ đề của đoạn.

- Cấu trúc:

Mở đoạn (1-2 câu)

· Giới thiệu về bài thơ/đoạn thơ

· Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

Thân đoạn (5 – 8 câu)

· Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

· Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

· Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.

Kết đoạn (1-2 câu)

· Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ.

· Liên hệ bản thân (nếu có)

b. Lưu ý khi viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ

Khi viết văn biểu cảm, các em có thể bày tỏ trực tiếp tình cảm của mình hoặc gián tiếp thể hiện những cảm xúc đó.

- Phương thức biểu cảm trực tiếp: các em có thể bày tỏ những trạng thái cảm xúc những suy nghĩ của mình một cách trực tiếp thông qua các từ ngữ nói chính xác cảm xúc đó (yêu, thương, mong nhớ, đợi, chờ...) hoặc bằng những từ ngữ biểu cảm (chao ôi, the ôi, trời ơi, hỡi ôi,..). Những nỗi niềm cảm xúc sẽ được bày tỏ một cách trực tiếp.

- Phương thức biểu cảm gián tiếp: với phương thức này, các em sẽ thông qua việc tả phong cảnh hay kể về một sự việc nào đó mà thể hiện tình cảm của mình. Hoặc các em lựa chọn tình cảm qua một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

Phần 2. LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

I/ TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN

II/ THƠ BỐN CHỮ, THƠ NĂM CHỮ

1. Một số khái niệm, đặc điểm hình thức của thơ

- Thơ bốn chữ là thể thơ theo đó, mỗi dòng có bốn chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.

- Thơ năm chữ: thể thơ theo đó, mỗi dòng có năm chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1.

- Cách gieo vần: Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thợ), vần liền (vần được giao liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (vẫn không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thời hay vần hỗn hợp (vần được gieo không theo trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể có nhiều vần.

- Hình ảnh trong thơ là những chi tiết, cảnh tượng tử thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.

- Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng về hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ. Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.

2. Một số lưu ý khi đọc – hiểu thơ bốn chữ, thơ năm chữ

- Đọc bài thơ/ đoạn thơ để xác định được thể loại qua các yếu tố như số tiếng, số dòng, vần, nhịp.

- Thơ bốn chữ, năm chữ thường sử dụng nhịp nhanh, gấp gáp. Nên đánh giá tác dụng nhịp thơ đó trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

- Đọc kĩ bài thơ/ đoạn thơ để hình dung chủ thể trữ tình - người đang giãi bày, thổ lộ tình cảm trong thơ và cảm nhận ý thơ qua hình ảnh, từ ngữ…

- Xác định chủ đề của bài thơ/ đoạn thơ. Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh và cấu trúc các hình ảnh trong việc thể hiện bức tranh thế giới trong bài thơ.

- Nhận biết và nêu từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.

- Liên tưởng, tưởng tượng để hình dung thế giới xã hội, con người…được tác giả thể hiện qua ngôn ngữ thơ.

- Phân tích ngôn ngữ, hình ảnh thơ để khám phá nội dung, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Suy nghĩ để cảm nhận tư tưởng, quan niệm của tác giả thể hiện qua nội dung của bài thơ/ đoạn thơ.

- Liên hệ bản thân (nếu có)

3. Tìm hiểu một số văn bản trong Sách giáo khoa

a. Văn bản Mẹ - Đỗ Trung Lai

- Thể thơ: bốn chữ

- Đặc điểm của thể thơ bốn chữ thể hiện trong bài:

+ Số tiếng trong 1 dòng thơ: 4 tiếng

+ Nhịp: nhịp chủ yếu là 2/2, có câu ngắt nhịp 1/3 (Cau - ngọn xanh rờn - Mẹ - đầu bạc trắng ).

+ Vần: Bài thơ gieo vần ở cuối câu 2 và câu 4 của mỗi khổ thơ.

+ Lời thơ dung dị, tự nhiên; biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

- Bài thơ Mẹ là lời của người con.

- Cảm xúc bao trùm: Bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc: Yêu thương, xót xa, ngậm ngùi trước tuổi già của mẹ; trách giận thời gian.

- Nội dung chính: thể hiện được tình cảm yêu kính đối với mẹ và tâm trạng buồn, day dứt của người con khi mẹ ngày càng già và đến gần hơn với sự chia lìa cõi sống.

- Biện pháp tu từ đặc sắc: Đối lập, so sánh hình ảnh người mẹ với cây cau ở các phương diện: Hình dáng, màu sắc (màu lá, màu tóc) ; chiều cao. Tác dụng: Cây Cau gắn liền với mẹ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày: Thói quen ăn trầu. Cau và mẹ luôn song hành trên hành trình sống. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa hình ảnh người mẹ và cây cau gợi lên sự xót xa khi hình ảnh người mẹ ngày càng già đi. Qua đó biểu đạt niềm thương cảm của người con đối với mẹ.

- Thông điệp, liên hệ bản thân: Thông qua việc thể hiện được tình cảm yêu kính đối với mẹ và tâm trạng buồn, day dứt của người con khi mẹ ngày càng già và đến gần hơn với sự chia lìa cõi sống, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng mỗi chúng ta hãy trân trọng giây phút bên cạnh mẹ của mình, thể hiện tình cảm yêu thương qua các hành động và lời nói với mẹ mình.

b. Văn bản Ông đồ (Vũ Đình Liên)

- Thể thơ: năm chữ

- Đặc điểm của thể thơ thể hiện trong bài:

+ Số tiếng trong 1 dòng thơ: 5 tiếng

+ Vần: Bài thơ gieo vần chân, trong mỗi khổ, tiếng cuối cùng của câu 1 vần với tiếng cuối cùng của câu 3. Tương tự, tiếng cuối cùng của câu 2 vần với tiếng cuối cùng của câu 4.

+ Nhịp: Ngắt nhịp: 2/3, 3/2

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

- Nội dung chính: Bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ già thời Nho học thịnh hành và lúc Nho học suy tàn, qua đó bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước một lớp người đầy tài năng nhưng do thời thế nên không còn được coi trọng.

- Hình ảnh ông đồ trong bài thơ:

+ Khổ 1+2: hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày Tết trong không gian vui tươi, tràn ngập sắc xuân là một hình ảnh đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người. Ngày ấy nghệ thuật thư pháp còn được coi trọng. Các hình ảnh tươi sáng, nhịp thơ nhanh gợi ra không khí mùa xuân náo nhiệt, nhộn nhịp đông vui.

+ Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết". Nhịp thơ chậm lại, Hình ảnh thơ gợi sự cô đơn, tàn tạ, chia li; ảm đạm, lạnh lẽo, buồn bã.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.

>> Xem thêm: Ôn tập hè lớp 6 lên 7 môn Ngữ Văn Chân trời sáng tạo

Tham khảo chuyên mục Ngữ Văn lớp 6 sách mới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm