Bài tập ôn hè khoa học tự nhiên 6 Chương 5 Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Ôn tập hè KHTN 6 hỗn hợp và các phương pháp tách chất
Bài tập ôn hè Khoa học tự nhiên 6 Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp” giúp học sinh ôn luyện kiến thức cơ bản về hỗn hợp, chất tinh khiết và các phương pháp tách chất đơn giản như lọc, cô cạn, chiết… Đây là nội dung trọng tâm trong chương trình KHTN lớp 6, đồng thời rèn luyện kỹ năng tư duy và vận dụng vào thực tiễn.
A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
I. HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT, DUNG DỊCH
1. Hỗn hợp, chất tinh khiết
1.1. Chất tinh khiết
Chất không lẫn chất nào khác là chất tinh khiết.
Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết.
Ví dụ: Nước tinh khiết (nước cất) sôi ở 100oC, nóng chảy ở 0oC.
- Chất tinh khiết có thể là:
+ Chất rắn (đường, muối)
+ Chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid)
+ Chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen)
1.2. Hỗn hợp
Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Ví dụ: Bột canh là hỗn hợp có thành phần gồm nhiều chất như: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu,...
Nước khoáng thiên nhiên là hỗn hợp gồm nước và một số muối khoáng khác.
Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một thành phần hỗn hợp.
Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp và hàm lượng của chúng.
1.3. Hỗn hợp đồng nhất , hỗn hợp không đồng nhất
- Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.
Ví dụ: Nước đường, nước muối, rượu,...
Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.
Ví dụ: Sữa đặc và nước, bột mì và nước,..
2. Huyền phù và nhũ tương
Huyền phù: các chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.
Ví dụ: Nước phù sa (chứa các hạt phù sa lơ lửng trong nước), khuấy bột mì trong nước, khuấy bột sắn dây trong nước,...
Nhũ tương: chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.
Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước là một nhũ tương.
3. Dung dịch – dung môi – chất tan
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.
- Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng
+ Dung môi thường là chất lỏng. Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước.
+ Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, dầu ăn, cồn,...gọi là dung môi hữu cơ.
+ Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác.
4. Chất rắn tan và không tan trong nước
- Một số chất rắn tan được trong nước: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), phân bón hoá học,...
- Một số chất rắn không tan được trong nước: sắt, cát, đá vôi, bột mì,...
- Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
Muốn chất rắn tan nhanh trong nước có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:
- Khuấy dung dịch.
- Đun nóng dung dịch.
- Nghiền nhỏ chất rắn.
5. Chất khí tan trong nước
- Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau:
+ Khí hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước.
+ Khí carbon dioxide, oxygen tan ít trong nước.
+ Khí hydrogen nitrogen gần như không tan trong nước.
Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương
- Dung dịch: Chất tan hoà tan được trong dung môi, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Huyền phù: Hỗn hợp gồm các hạt rắn lơ lửng, phân tán trong môi trường lỏng. Ngược lại với dung dịch, nếu để yên huyền phù một thời gian thì các hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy, tạo thành một lớp cặn.
- Nhũ tương: Hỗn hợp gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường lỏng và thường là không hoà tan vào nhau.
II. TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP
Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất, ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách đơn giản như: cô cạn, lọc, chiết …
1. Lắng, gạn và lọc
- Lắng: tách các chất rắn lơ lửng nặng hơn ra khỏi các chất nhẹ hơn
Ví dụ: Nước đục do bị lẫn đất, bùn, khi để yên, các hạt bùn đất sẽ lắng xuống đáy. Gạn lớp nước phía trên ta thu được nước trong hơn.
- Lọc: Dùng để tách các chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
Ví dụ: Khi các hạt chất rắn lơ lửng, khó lắng xuống, ta có thể lọc tách cúng ra khỏi chất lỏng hoặc chất khí. Để lọc chất rắn khỏi chất lỏng, ta thường dùng phễu lót giấy lọc. Giấy lọc chứa các lỗ li ti, khi chất lỏng chảy qua giấy lọc, các hạt chất rắn có kích thước lớn hơn lỗ này sẽ bị giữ lại.
2. Cô cạn
- Tách các chất khó bay hơi ra khỏi các chất dễ bay hơi.
Ví dụ:
+ Tách muối ăn từ nước muối: đun nóng dung dịch muối ăn cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại là muối. Người làm muối cũng biết tận dụng nắng, gió để nước bay hơi, thu được muối ăn.
3. Chiết
- Tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau bằng các dụng cụ như phễu chiết, bình chiết.
B. PHIẾU CÂU HỎI ÔN TẬP
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án
Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?
A. Nước muối
B. Nước phù sa
C. Nước chè
D. Nước máy.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Gỗ.
B. Sữa.
C. Nước biển.
D. Sodium chloride.
Câu 3. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
A. tính chất của chất.
B. thể của chất.
C. mùi vị của chất.
D. số chất tạo nên.
Câu 4. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?
A. Muối ăn.
B. Nến.
C. Dầu ăn.
D. Khí carbon dioxide.
Câu 5. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được
A. nhũ tương.
B. huyền phù.
C. dung dịch.
D. dung môi.
Câu 6. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
A. Đều tăng.
B. Đều giảm.
C. Có thể tăng hoặc giảm.
D. Phần lớn đều tăng
Câu 7. Nước khoáng trong suốt, không màu những có lẫn một số chất tan. Vậy nước khoáng
A. là hỗn hợp đồng nhất
B. là chất tinh khiết
C. không phải là hỗn hợp
D. Là hỗn hợp không đồng nhất
Câu 8. Để chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng). Ta có thể
A. tăng dung môi là nước.
B. đun nóng dung dịch.
C. tăng chất tan.
D. giảm chất tan.
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu.
Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn.
Cho các nhận định sau
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại |
|
|
b) Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt |
|
|
c) Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn |
|
|
d) Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc |
|
|
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương, hộp sữa, máy tính. Số vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là:
Trả lời: ..........
Câu 2. Cho các hỗn hợp sau:
1) Sữa chua lên men; 2) Hòa đất vào nước
3) Hòa muối ăn vào nước 4) Hòa đường vào nước
5) Sữa tươi 6) Dầu gội đầu
7) Sữa tắm
Số hỗn hợp nhũ tương là
Trả lời: ..........
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Cho các cụm từ: hỗn hợp, chất tinh khiết, đồng nhất, không đồng nhất. Hãy chọn cụm từ phù hợp với chỗ ... để hoàn thành các phát biểu sau:
a) Nước biển sạch là hỗn hợp ...
b) Từ quặng bauxite người ta tách được nhôm kim loại. Nhôm là ...
c) Trộn nước đường, nước chanh, đá ta được một hỗn hợp ...
d) Oxygen lẫn với nitrogen là ...
e) Khuấy đều dầu ăn và nước ta được hỗn hợp ...
Câu 2. Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100g nước biển có 3,5 g muối ăn. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?
C. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
📥 Để xem toàn bộ câu hỏi, hướng dẫn mời các bạn ấn vào link TẢI VỀ