Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH34

VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH34 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH34 là bài thu hoạch về công tác của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học, vị trí và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch module TH34 tại đây.

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH34 số 1

1. Mục tiêu giáo dục hiện nay:

- Mục tiêu giáo dục hiện nay được ghi rõ trong Luật Giáo dục: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đán và lâu dài về đạo đc, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS”

- Cần hiểu mục tiêu giáo dục tiểu học ghi trong Luật có mấy định hướng mới sau đây:

+ Cần hiểu đúng khái niệm “giúp” HS... chứ không phải “cung cấp” hay “trang bị". Giúp HS nghĩa là thầy cô giáo, các bậc cha mẹ không áp đặt, phải coi HS là chủ thể của quá trình tiếp thu kinh nghiệm sống, tiếp nhận tích cực những kiến thức và rèn luyện kĩ năng để phát triển nhân cách dưới sự điều khiển của nhà sư phạm.

+ Mối quan hệ giữa nhà sư phạm (thầy cô, cha mẹ, các thế hệ lớn tuổi) với cá nhân và tập thể HS là mối quan hệ tương tác. Từ quan niệm đó, trong nhà trường, thầy cô giáo phải tôn trọng, giúp đỡ, động viên để các em chủ động trong học tập, rèn luyện.

2. Những điểm trọng tâm và cái mới của mục tiêu giáo dục hiện nay so với trước đây:

2.1 Về nội dung của mục tiêu giáo dục tiểu học:

- “Phát triển đúng đắn” là sự phát triển nhân cách của trẻ phù hợp với quy luật tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học, chẳng hạn quy luật nhận thức: ở lứa tuổi HS tiểu học quá trình nhận thức cảm tính vẫn là chủ yếu. Vì vậy, tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục cần dựa vào những sự kiện, hiện tượng sinh động dễ hiểu để trẻ em có thể sử dụng các giác quan trong quá trình nhận thức cảm tính. Đặc điểm nhận thức của trẻ là dựa trên trực quan sinh động, chưa phát triển tư duy trừu tượng.

Trẻ em tiểu học tư duy xúc cảm chiếm ưu thế, vì vậy, cần sử dụng những phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục tạo ra xúc cảm đạo đức. Xúc cảm sẽ là cơ sở phát triển tư duy sáng tạo và ý chí. Xúc cảm là nền tảng hình thành tình cảm trong sáng, vì vậy đòi hỏi thầy cô giáo khi sử dụng các phương pháp dạy học và giáo dục cần tận dụng các phương pháp gây cho trẻ những xúc cảm lành mạnh. Đồng thời, cần thay đổi các phương pháp, hình thức hoạt động cho trẻ đỡ căng thẳng, mệt mỏi trong hoạt động.

Cần sử dụng, tận dụng và kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, các điều kiện, yếu tố, các sự kiện, hiện tượng của tự nhiên và xã hội xảy ra xung quanh các em; cần đưa các em vào thế giới thực hoặc sử dụng các phương pháp, hình thức giả định giàu hình ảnh, giàu cảm xúc như đóng vai, kể chuyện, xem các vở diễn, đọc truyện tranh... để các em phát triển óc tường tượng, rèn luyện các hành vi, bộc lộ xúc cảm, tình cảm.

- Phát triển đúng đắn còn có nghĩa là những kiến thức cung cấp cho trẻ phải chính xác, khoa học, đơn giản, dễ hiểu. Những kĩ năng, thói quen hành vi giáo dục cho trẻ phải chuẩn xác. Cũng như vậy, phải hướng dẫn trẻ rèn luyện những hành vi, thói quen, đúng mục tiêu giáo dục nhân cách. Giáo dục rèn luyện cho trẻ hiểu đúng, làm đúng những quy định chung của truyền thống đạo lí, biết tôn trọng nguyên tắc sống và quy định của pháp luật là nền tảng hình thành các năng lực sau này.

2.2 Về khái niệm “Hình thành cơ sở ban đầu của sự phát triển nhân cách HS tiểu học”:

Cần khẳng định ngay: Hình thành những cơ sở ban đầu... không phi cung cấp kiến thức các lĩnh vực khoa học cho HS tiểu học là ch yếu, mà là hình thành nền mống đầu tiên cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Nghĩa là tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, tăng cường giao lưu giao tiếp của trẻ em. Thông qua các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú đó,tạo cơ hội cho trẻ được hình thành những phẩm chất tâm lí, tính cách, những hành vi, kĩ năng ban đầu của quá trình phát triển nhân cách, tạo tiềm năng, xây dựng nền móng cho sự phát triển lâu dài bền vững sau này.

- Ở tiểu học, qua các hoạt động, cần hình thành và rèn luyện ở HS một số thao tác; kĩ năng của hoạt động duy như kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích những hiện tượng của tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh. Ở lớp 4, lớp 5, thầy cô giáo cần giúp các em bước đầu khám phá, phân tích bản chất một số hiện tượng đơn giản của tự nhiên, trong học lập, quan hệ xã hội,... Dạy học các môn học ở tiểu học chỉ là điều kiện, phương tiện nhằm hình thành, phát triển các thao tác tư duy, chứ không phải bắt các em phải thuộc lòng tất cả kiến thức (tất nhiên có những điều phải nhớ).

Mục tiêu của cuộc đổi mới giáo dục là phát triển các năng lực ở người học. Vì vậy, dạy học phải chuyển từ việc trang bị kiến thức làm trọng tâm sang phát triển năng lực tư duy là chủ yếu. Việc đó phải bắt đầu ngay từ tiểu học.

- Xuất phát từ yêu cầu của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải phát triển 9 năng lực cơ bản cho HS: năng lực phát triển tư duy; năng lực tự hoàn thiện; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực thích ứng; năng lực thích ứng và cạnh tranh; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hoạt động xã hôi; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực lao động nghề nghiệp chuyên biệt. Giáo dục tiểu học phải là cấp học đầu tiên hình thành những kĩ năng rất quan trọng, góp phần đặt nền móng cho việc hình thành các năng lực nêu trên.

- Bước đầu hình thành kĩ năng giao tiếp có văn hóa đơn giản: Dựa trên 5 quan hệ vi mô

+ Với bản thân: Tác phong sống ngăn nắp gọn gàng; sinh hoạt, học tập vui chơi đúng giờ; tự lập trong sinh hoạt hằng ngày; biết tiết kiệm của cải chung,…

+ Với gia đình: Kính yêu ông bà, cha mẹ, yêu thương nhường nhịn anh chị em; biết làm một số việc vừa sức, phù hợp với lứa tuổi; biết tôn trọng mọi người,…

+ Với nhà trường: Biết chào hỏi thầy cô giáo trong trường; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và thầy cô khi cần; biết hợp tác với bạn bè trong học tập và hoạt động tập thể; biết giữ gì vệ sinh chung, cảnh quan lớp học, trường học

+ Với cộng đồng: Biết chào hỏi, xưng hô phù hợp với mọi người xung quanh; cởi mở khi khách tới nhà; có hành vi văn hóa; biết giúp đỡ hàng xóm láng giềng; biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; có ý thức kĩ năng tham gia các hoạt động ở cộng đồng;….

+ Với môi trường tự nhiên: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên; bảo vệ chăm sóc vật nuôi cây trồng; có thói quen giữ gìn vệ sinh nguồn nước,…..

- Tóm lại, muốn hiểu chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp ở tiểu học, chúng ta phải hiểu sau sắc mục tiêu giáo dục tiểu học, hiểu vị trí vai trò của trường tiểu học.

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH34 số 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên: ................................................................................................................

Đơn vị: .....................................................................................................................

Vị trí, vai trò của người GVCN:

- GVCN là người được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo. GVCN vừa đóng vai trò quản lý hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.

- GVCN là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS lớp mình chủ nhiệm

- GVCN là cầu nối giữa lớp với các GV bộ môn, Ban giám hiệu, Tổ CM, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công...) và Cha mẹ học sinh

- GVCN là người tổ chức các HĐGD trong lớp, các HĐTT và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác GD ĐT, lối sống và chuẩn KTKN cần đạt của lớp mình được quy định tại QĐ số 16/ QQD- BGD ĐT ngày 5/ 5/ 2006 của BGD và Đt về việc ban hành chương trình GDPT

- GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

1. Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:

1.1. Nhiệm vụ , chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học:

a. Nhiệm vụ

  • Dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo (học tập, rèn luyện) trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và năm học.
  • Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với nhà trường vào cuối mỗi tháng.
  • Liên hệ với gia đình HS để phối hợp giáo dục HS khi cần thiết.
  • Ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề thuộc về quản lý hành chính Nhà nước trong phạm vị hoạt động của lớp (như các đơn từ của HS, các báo cáo của lớp ...)
  • Kết thúc thời gian năm học, chủ nhiệm lớp phải bàn giao hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ văn phòng và bàn giao tình hình lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.

b.Chức năng

  • Phát hiện, bồi dưỡng và cử đội ngũ cán bộ lớp và phân công nhiệm vụ nhằm giúp các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, của trường.
  • Định hướng, tư vấn và giúp các em tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp
  • Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Trường về công tác giáo dục, rèn luyện của HS.
  • Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của HS; phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá HS trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội.

c. Quyền hạn

  • Được mời dự họp hoặc là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề về HS của lớp mình phụ trách.
  • Được liên hệ với các giáo viên bộ môn, Tổ trưởng tổ chuyên môn, BGH, ĐTN, Ban đại diện CMHS để phản ánh tình hình giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập, rèn luyện của HS và bảo vệ quyền lợi chính đáng của HS lớp mình phụ trách.
  • Được quyền cho học sinh nghỉ học (khi HS có đơn với lý do chính đáng) một ngày trong phạm vi gần trường (25 km).
  • Được gọi HS cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục HS.
  • Được mời phụ huynh HS đến trường để phối hợp giáo dục khi cần thiết.Giáo viên chủ nhiệm là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS..

Ngoài các nhiệm vụ như giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm còn có những chức năng, nhiệm vụ sau đây:

  1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
  2. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
  3. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, HĐGD và RLHS do nhà trường tổ chức.
  4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
  5. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
  6. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng, hoặc phó hiệu trưởng khi được uỷ quyền.
  7. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, thường xuyên hướng dẫn học sinh tạo dựng môi trường thân thiện trong mỗi lớp học; là thành viên tích cực trong phong trào thi đua xây dựng " Trường học thân thiện – Học sinh tích cực".
  8. Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.Vì vậy đề nghị các giáo viên chủ nhiệm nêu cao tinh thần trách nhiệm, với mục đích " Tất cả vì học sinh thân yêu" tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, góp phần giáo dục nhân cách học sinh có hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
6 26.096
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm