Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 03
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên nội dung 3
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 03 theo quy định Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVPT 03 là bài thu hoạch về phát triển chuyên môn của bản thân. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch tại đây.
- Tổng hợp 15 bài thu hoạch BDTX Giáo viên theo Thông tư 17
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 01
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 02
Nội dung module GVPT 03: phát triển chuyên môn của bản thân
1. Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân
Giáo dục không chỉ là một lĩnh vực mà còn là một quá trình liên tục và không có hồi kết. Không dừng lại sau khi giáo viên sở hữu tấm bằng và bắt đầu sự nghiệp giảng dạy. Thông qua phát triển chuyên môn, các cá nhân có ý thức cao về nghề nghiệp có thể không ngừng nâng cao kỹ năng của mình và trở nên thành thạo hơn trong công việc.
1.1 Phát triển chuyên môn là điều bắt buộc đối với giáo viên
Phát triển chuyên môn đề cập đến một loạt các bước mà giáo viên cần thực hiện để tìm hiểu và cải thiện chất lượng giảng dạy. Nó thường bao gồm những nỗ lực liên tục để cập nhật được các thông tin về lĩnh vực giảng dạy mới. Đó là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các giáo viên. Điều đó có nghĩa là công việc của bạn cần nhiều thứ hơn là việc chỉ xuất hiện đúng giờ và giảng dạy trong sáu đến bảy giờ mỗi ngày (mặc dù bạn có thể đã biết điều đó).
1.2. Nhu cầu phát triển chuyên môn của mỗi giáo viên là khác nhau
Chính xác bao nhiêu giờ dành cho việc phát triển chuyên môn sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu của trường hoặc các cấp quản lý giáo dục. Bạn có thể được yêu cầu hoàn thành số giờ tối thiểu trong suốt một năm hoặc vài năm. Ví dụ như việc giáo viên phải dành ít nhất 20-25 giờ một năm cho việc phát triển chuyên môn là một yêu cầu khá điển hình.
1.3. Có nhiều lựa chọn cho việc phát triển chuyên môn dành cho giáo viên
Thông thường bạn sẽ có thể tham gia các chương trình đào tạo, các hoạt động phát triển chuyên môn dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:
- Các khóa học phát triển chuyên môn, thường là về một chủ đề hoặc chiến lược dạy học cụ thể
- Hội nghị và hội thảo
- Các chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ
- Các hoạt động đào tạo, huấn luyện, hoặc quan sát từ đồng nghiệp
- Tự nghiên cứu
Các trường và các địa phương khác nhau chấp nhận các hình thức phát triển chuyên môn khác nhau. Ví dụ, các khóa học phát triển chuyên môn online dành cho giáo viên cũng đang ngày càng phổ biến, mặc dù một số trường và đơn vị có thể ngần ngại chấp nhận những điều này. Ngoài ra còn có những hình thức phát triển chuyên môn không chính thống khác mà bạn có thể và nên tham gia. Các hoạt động này có thể không được tính bằng giờ, như thảo luận chuyên môn với đồng nghiệp và đọc sách tham khảo về nghề nghiệp, đọc các bài báo, tạp chí và khác ấn phẩm khác.
1.4. Việc phát triển chuyên môn có thể thất bại
Mục tiêu của giáo viên trong việc phát triển chuyên môn không chỉ là học một cái gì đó mới; đó cũng là để cải thiện việc giảng dạy. Đôi khi việc phát triển chuyên môn cũng trở thành áp lực đối với giáo viên. Một số trường hợp, các khóa học, các buổi tập huấn của các chuyên gia không hiệu quả, hoặc quá xa với công việc hàng ngày. Đó là những lý do cơ bản khiến cho việc phát triển chuyên môn đứng trước nguy cơ thất bại.
Theo Trung tâm Giáo dục cộng đồng của Hội đồng quốc gia về các trường học, ”việc phát triển chuyên môn hiện nay là không hiệu quả vì nó không thay đổi thực hành giảng dạy cũng như cải thiện việc học tập của học sinh.” Vì vậy, hãy cảnh giác với các mục tiêu không rõ ràng, kỳ vọng hoặc phạm vi không thực tế hoặc thiếu quan tâm đến việc triển khai thực hiện trên thực tế. Điều quan trọng là phải sáng suốt khi lựa chọn chuyên gia đào tạo và các khóa học. Các trường học và giáo viên nên tính đến sự cam kết thực hiện sau đào tạo, thay vì tập trung hoàn toàn vào việc tập huấn.
1.5. Phát triển chuyên môn tạo nên sự khác biệt
Các nghiên cứu cho thấy các giáo viên nghiêm túc trong việc phát triển chuyên môn đảm nhận các vị trí có ảnh hưởng lớn đến việc học tập. Khi được đào tạo đúng hướng, nó sẽ giúp đảm bảo chất lượng giáo dục cao. Chúng tôi khuyên bạn nên ghi nhớ các lưu ý sau đây khi chọn các chương trình phát triển chuyên môn cho giáo viên và bản thân mình:
- Cố gắng tập trung vào các vấn đề cụ thể cho mỗi năm nhất định, đừng quá dàn trải sang nhiều chủ đề khác nhau.
- Yêu cầu sự hỗ trợ đối với giáo viên khi gặp khó khăn hoặc trong những tình huống cần thiết
- Tìm kiếm dữ liệu liên quan đến hiệu quả của bất kỳ khóa đào tạo nào dành cho giáo viên.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ thường xuyên, liên tục, thay vì các chương trình với cách tiếp cận một lần, dưới hình thức đào tạo tập trung.
- Thực hiện những điều bạn đã học được mỗi ngày, liên tục suy ngẫm về những hiệu quả cũng như những hạn chế trong quá trình triển khai trên thực tiễn.
1.6. Lợi ích mà phát triển chuyên môn đem lại cho giáo viên
Học sinh có kết quả học tập tốt hơn
Công nghệ giáo dục, các quy định hướng dẫn của bộ và tiêu chuẩn chương trình giảng dạy liên tục thay đổi, khiến cho giáo viên khó theo kịp xu hướng và khó thực hành tốt trong lĩnh vực này. Sự phát triển chuyên môn khiến giáo viên có thể trở thành những nhà giáo dục chuyên nghiệp hơn bằng cách cho phép họ tạo ra các bài giảng hợp lý và phù hợp cho học sinh ngày nay. Nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ kết luận rằng thành tích của học sinh có thể cải thiện tới 21 điểm phần trăm cho sự tham gia của giáo viên vào các chương trình phát triển nghề nghiệp được thiết kế tốt.
Chứng chỉ Hội đồng Quốc gia là một cách để giáo viên theo đuổi sự phát triển chuyên môn và theo kịp các tiêu chuẩn giáo dục mới nhất để đảm bảo việc học tập tối ưu cho học sinh. Một nghiên cứu của Trường Charlotte-Mecklenburg cho thấy kết quả học tập của học sinh trong các môn thi Đại số II, Sinh học, Công dân và Kinh tế, Hóa học và Hình học là cao hơn đáng kể ở những học sinh được giảng dạy bởi các giáo viên có chứng nhận của Hội đồng Quốc gia cấp.
Giáo viên tìm được cách dạy hay hơn
Khi các nhà giáo khám phá các chiến lược giảng dạy mới thông qua phát triển chuyên môn, họ có thể quay lại lớp học và thay đổi phong cách và chương trình giảng dạy để phù hợp hơn với nhu cầu của học sinh. Tuy nhiên, những thay đổi này khó đánh giá vì chúng thường được thực hiện từ từ. Các chương trình phát triển chuyên môn cho giáo viên làm cho họ đạt hiệu quả hơn thông qua các bài thuyết trình và đánh giá khóa học bằng cách tăng cường cơ hội tiếp xúc các phương pháp truyền đạt mới, cách đánh giá và chiến lược xây dựng tài liệu giảng dạy cho các nhà giáo dục.
Giáo viên phát triển kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch chuyên nghiệp hơn
Ngoài thời giờ dành cho lớp học, phần lớn thời gian của giáo viên được dành cho việc đánh giá học sinh, phát triển chương trình giảng dạy và các thủ tục giấy tờ khác. Đào tạo phát triển chuyên môn có thể giúp giáo viên bớt gánh nặng và quá tải trong việc lập kế hoạch quản lý thời gian và giám sát việc thực hiện theo kế hoạch. Điều này sẽ làm cho giáo viên hiệu quả hơn và mang lại cho họ thêm thời gian để tập trung vào học sinh chứ không phải là các công việc hành chính.
Giáo viên được đào sâu chuyên môn và kiến thức về môn học của họ
Học sinh mong đợi giáo viên của chúng là chuyên gia trong lĩnh vực môn học mà họ dạy. Điều này có nghĩa là giáo viên sẽ có thể trả lời các kiểu câu hỏi nào mà học sinh chất vấn. Các chương trình phát triển chuyên môn có thể giúp giáo viên mở rộng cơ sở tri thức của họ trong các lĩnh vực chủ đề khác nhau. Một giáo viên càng tiến sâu trong con đường phát triển chuyên môn của mình, thì giáo viên đó càng đạt được kiến thức sâu hơn và hiểu biết rộng hơn về chuyên ngành của mình.
Giáo viên mong muốn tiếp tục sự nghiệp học tập của mình
Thật dễ thấy rằng các giáo viên trở nên mệt mỏi bởi những khó khăn của việc dạy học. Phát triển chuyên môn cho họ cơ hội để thoát khỏi thói quen cũ của họ – họ trở thành người học thay vì người dạy. Điều này giúp các giáo viên thêm động lực vì họ cảm thấy như họ đang nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp mà họ cần để trở thành giáo viên giỏi hơn. Xét cho cùng, sự phát triển chuyên môn nuôi dưỡng tài năng của những giáo viên có mong muốn đảm nhận vị trí lãnh đạo trong giáo dục, và giáo viên phải học hỏi từ những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm khác để trở thành những nhà giáo dục tương lai hiệu quả.
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để phát triển chuyên môn của bản thân.
Thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng phát triển bản thân trong vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác giảng dạy ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học. Cụ thể như sau:
2.1. Nội dung chương trình bồi dưỡng
* Chương trình bồi dưỡng 1
- Chương trình bồi dưỡng về các Nghị quyết và Quy định của Đảng, Nhà nước. Cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học. Thời lượng khoảng 1 tuần/năm (khoảng 40 tiết/năm học). Nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung về các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.
- Yêu cầu cần đạt: Thực hiện tốt các Nghị quyết và Quy định của Đảng, Nhà nước, đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông.
* Chương trình bồi dưỡng 2
- Thời lượng khoảng 1 tuần/năm (khoảng 40 tiết/năm học).
- Nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nội dung chuyên đề cụ thể:
+ Môn Tiếng Việt: Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
+ Môn Toán: Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Yêu cầu cần đạt: Có trình độ đạt chuẩn theo quy định, nâng cao mức độ đáp ứng khả năng của bản thân với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học có tay nghề chuyên môn vững vàng đúng theo vị trí việc làm.
* Chương trình bồi dưỡng 3
- Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Thời lượng khoảng 1 tuần/năm (khoảng 40 tiết/năm học). Thực hiện theo khoản 3 (mục III: Chương trình bồi dưỡng kèm theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019).
2.3. Thời gian thực hiện
- Chương trình bồi dưỡng 1: Bắt đầu tháng 08/2020 và hoàn thành vào cuối tháng 8/2020 (1 tuần tự học);
- Chương trình bồi dưỡng 2: Bắt đầu tháng 9/2020 và hoàn thành tháng 12/2020 (1 tuần tự học);
- Chương trình bồi dưỡng 3: Bắt đầu tháng 01/2021 và hoàn thành tháng 05/2021 (1 tuần tự học);
2.4. Hình thức, biện pháp thực hiện
* Hình thức
- Bồi dưỡng tập trung: Tự học là chính, tự nghiên cứu tài liệu, tự nghiên cứu chương trình BDTX của Bộ GDĐT, giáo viên có cơ hội trao đổi chia sẻ thảo luận về chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Bồi dưỡng từ xa: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cổng thông tin điện tử của BGDĐT theo địa chỉ https://moet.gov.vn Chuyên mục giáo dục và đào tạo - Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và các mô đun cần đạt về nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong chương trình BDTX.
* Biện pháp thực hiện
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX theo thông tư 17/BGDĐT.
- Nghiên cứu nội dung và kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ cuối năm học.
* Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên:
- Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các tài liệu phục vụ đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, các tài liệu tập huấn từ những năm học trước.
- Các chỉ thị, văn bản của Bộ GDĐT, nhiệm vụ năm học.
- Sách tài liệu của BGD & ĐT về các mô đun chương trình bồi dưỡng.
- Tài liệu của các trường cao đẳng, đại học sư phạm liên quan đến các mô đun.
Để thực hiện được kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đã đề ra, tôi đã sắp xếp thời gian tự học, tự bồi dưỡng phù hợp với đặc trưng công việc của mình như: tự học qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm, qua dự giờ thăm lớp, qua tham dự các buổi chuyên đề, tập huấn, hội thảo do trường, Phòng giáo dục - đào tạo, các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức…vào hè hoặc trong năm học, học tập qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet,….vào ngày nghỉ, giờ nghỉ.
Cùng với việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tôi cũng luôn bồi dưỡng về đạo đức, tác phong, kĩ năng sư phạm ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống cũng như trong công việc. Học tập, bồi dưỡng còn thông qua các mối quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh, với học sinh, với xã hội. Từ đó hoàn thiện nhân cách người giáo viên.
3. Nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Từ đầu năm học đến nay, tôi đã cập nhật nội dung yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân trong hoạt động dạy học và giáo dục cấp Tiểu học, đó là:
- Tham gia học tập chương trình bồi dưỡng về các Nghị quyết và Quy định của Đảng, Nhà nước
- Hoàn thành lớp học bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II.
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn cùng với tổ khối và nhà trường
- Làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt các yếu tố hình học.”
- Thăm lớp, dự giờ theo hướng nghiên cứu bài học.
- Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Tham gia Hội thảo lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Hoàn thành chương trình Bồi dưỡng thường xuyên năm 2020 dành cho giáo viên phổ thông bao gồm:
Modul 1: “Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018”
Modul 2: “ Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học/ Trung học cơ sở/ Trung học phổ thông”
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.