Xây dựng kế hoạch rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo
Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng rèn luyện bản thân nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo
Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do học tập, rèn luyện, sửa đổi theo các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp.
Để việc bồi dưỡng đạo đức nghề giáo được thực hiện một cách hiệu quả trong tình hình hiện nay, đòi hỏi sự quan tâm, thực hiện đồng bộ của cả hệ thống gồm:
- Bản thân các giáo viên: Rèn luyện phẩm chất đạo đức luôn luôn là yếu tố tự thân, đòi hỏi mỗi nhà giáo luôn phải có kế hoạch phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ, tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất đạo đức của nhà giáo, xứng đáng là một tấm gương mẫu mực để các thế hệ học sinh noi theo. Trong nền kinh tế thị trường, nghề giáo được quan niệm là một dịch vụ đặc biệt nên phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của nhà giáo cũng góp phần làm nên thương hiệu của mỗi giáo viên không chỉ mang lại niềm tự hào mà còn làm nên giá trị đích thực của nhà giáo. Đây là yếu tố khích lệ, động viên các nhà giáo không ngừng vun đắp, bồi dưỡng đạo đức nghề giáo cũng như trình độ chuyên môn của mình.
- Đối với các cấp quản lí: Bộ môn, nhà trường, các tổ chức đoàn thể thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên, ban hành các qui định đánh giá phẩm chất, trình độ chuyên môn của nhà giáo một cách minh bạch, công khai, công bằng để thúc đẩy các giáo viên trong việc giữ gìn đạo đức nhà giáo.
- Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Chính phủ: Cần quan tâm hơn nữa đến tính chất đặc thù của lao động nghề giáo. Đây là lao động phức tạp, khó khăn đòi hỏi nhà giáo phải có những tố chất, năng lực đặc biệt để hoàn thành nhiệm vụ. Ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... cộng đồng dễ nhận ra tầm quan trọng và năng lực khác biệt như họ.