Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bảng chữ cái tiếng Nga và cách đọc

Cách đọc Bảng chữ cái tiếng Nga

VnDoc.com xin gửi đến các bạn Bảng chữ cái tiếng Nga và cách đọc do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải dưới đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn dễ dàng hơn với khởi đầu. Trong bài viết này, chúng tôi không chỉ giới thiệu đến các bạn bảng chữ cái, cách đọc mà còn cả phân loại tiếng Nga rất bổ ích đối với các bạn.

Tiếng Nga (русский язык; phát âm theo ký hiệu IPA là /ruskʲə: jɪ’zɨk/) là ngôn ngữ được nói nhiều nhất của những ngôn ngữ Slav.

Tiếng Nga thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, nghĩa là nó liên quan với tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, với những ngôn ngữ trong nhóm Giécman, nhóm gốc Celt và nhóm Rôman, kể cả tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Gaeilge (tiếng Ái Nhĩ Lan). Mẫu chữ viết của tiếng Nga có từ thế kỷ 10 đến nay.

Dù cho nó vẫn còn giữ nhiều cấu trúc biến tố tổng hợp cổ và gốc từ một tiếng Slav chung, tiếng Nga hiện đại cũng có nhiều phần của từ vựng quốc tế về chính trị, khoa học, và kỹ thuật. Tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ chính của Liên Hiệp Quốc và là một ngôn ngữ quan trọng trong thế kỷ 20.

Phân Loại Tiếng Nga

Tiếng Nga là ngôn ngữ gốc Slav thuộc hệ Ấn-Âu.

Các ngôn ngữ gần nhất với tiếng Nga là tiếng Belarus và tiếng Ukrain, cả hai đều thuộc nhánh phía đông của nhóm gốc Slav.

Các Ví Dụ Mẫu:

Зи́мний ве́чер IPA: [ˈzʲimnʲɪj ˈvʲetɕɪr]

Бу́ря мгло́ю не́бо кро́ет, [ˈburʲɐ ˈmɡloju ˈnʲɛbɐ ˈkroɪt]

Ви́хри сне́жные крутя́; [ˈvʲixrʲɪ ˈsʲnʲɛʐnɨɪ kruˈtʲa]

То, как зверь, она́ заво́ет, [to kak zvʲerʲ ɐˈna zɐˈvoɪt]

То запла́чет, как дитя́, [to zɐˈplatɕɪt, kak dʲɪˈtʲa]

То по кро́вле обветша́лой [to po ˈkrovlʲɪ ɐbvʲɪˈtʂaləj]

Вдруг соло́мой зашуми́т, [vdruk sɐˈloməj zəʂuˈmʲit]

То, как пу́тник запозда́лый, [to kak ˈputnʲɪk zəpɐˈzdalɨj]

К нам в око́шко застучи́т. [knam vɐˈkoʂkə zəstuˈtɕit]

Bảng Chữ Cái Tiếng Nga

Trước khi vào bài học bảng chữ cái tiếng Nga và cách đọc thì tôi muốn các bạn hiểu rằng, trong giao tiếp của chúng ta. Chúng ta muốn nói cho người đối diện mình hiểu những gì mình muốn nói hay mình đang suy nghĩ và cảm nhận. Viết cũng có chức năng này. Thông thường thì hầu hết các ngôn ngữ đều có một hình thức hay dạng cách viết riêng biệt. Viết bao gồm các ký tự. Các kí tự này có thể đa dạng. Hầu hết viết là sự kết hợp các chữ cái. Những chữ cái này làm thành bảng chữ cái. Một bảng chữ cái là một tập hợp có tổ chức của các biểu tượng bằng hình. Các ký tự này tham gia để tạo thành từ theo quy tắc nhất định. Mỗi kí tự có một cách phát âm cố định. Thuật ngữ “bảng chữ cái” xuất phát từ tiếng Hy Lạp. Trong đó, hai chữ cái đầu tiên được gọi là “alpha” và “beta”. Có rất nhiều bảng chữ cái khác nhau trong lịch sử. Người ta đã sử dụng các kí tự từ cách đây hơn 3.000 năm. Trước đó, các kí tự là những biểu tượng kỳ diệu. Chỉ vài người hiểu được ý nghĩa của chúng. Sau này, các kí tự mất đi tính chất tượng trưng của chúng. Ngày nay, chữ cái không có ý nghĩa. Chungs chỉ có ý nghĩa khi được kết hợp với các chữ cái khác. Các ký tự như trong ngôn ngữ Trung Hoa lại có chức năng hoàn toàn khác. Chúng giống như hình ảnh và thường mô tả ý nghĩa của hình ảnh đó. Khi ta viết, nghĩa là ta đang mã hóa suy nghĩ của mình. Ta sử dụng các ký tự để ghi lại kiến thức của chúng ta. Não của chúng ta đã học được cách để giải mã bảng chữ cái. Các kí tự trở thành từ, còn các từ trở thành ý tưởng. Bằng cách này, một văn bản có thể tồn tại hàng ngàn năm. Và vẫn có người hiểu được nó.

Bảng chữ cái tiếng Nga và tiếng Việt khác nhau nên cách viết cũng sẽ khác nhau. Có những âm phát ra giống nhau (ví dụ như l, m, n, p,… của tiếng Việt) nhưng cách viết lại khác nhau, không nên lấy chữ viết tiếng Việt để thay chữ viết tiếng Nga

Đây là bảng chữ cái, cách phát âm và cách viết tiếng Nga. Bảng chữ cái tiếng Nga gồm 33 ký tự, bao gồm 31 chữ cái, và 2 dấu, như sau:

Bảng chữ cái tiếng Nga và cách đọcHiện nay có 6 quy tắc khác nhau để chuyển tự tiếng Nga sang ký tự la-tinh.

Chúc các bạn học tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tập

    Xem thêm