Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Covid 19 (Tuần từ 01/2 - 06/2)
Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Corona bao gồm đề ôn tập 3 môn Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức trong thời gian ở nhà nghỉ dịch bệnh Covid 19. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 nghỉ dịch Corona
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau:Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Covid 19 - Số 1
Đề ôn tập môn Toán lớp 4 - Số 1
Câu 1. Phân số bằng phân số \(\frac{4}{5}\) là:
A. \(\frac{20}{16}\)
B. \(\frac{16}{20}\)
C. \(\frac{16}{15}\)
D. \(\frac{12}{16}\)
Câu 2. Trong các phân số sau, phân số tối giản là:
A. \(\frac{27}{42}\)
B. \(\frac{38}{16}\)
C. \(\frac{100}{75}\)
D. \(\frac{13}{20}\)
Câu 3. 12m2 6dm2 = ......................... dm2
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 126
B .126 dm2
C . 1206
D. 1206 dm2
Câu 4. Đúng điền Đ; sai điền S vào ô trống:
a, 3 tấn 14 kg = 314 kg
b, 2 giờ 45 phút = 165 phút
Câu 5. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:
Trong hình bình hành ABCD có:
a) Cạnh AB bằng cạnh………………..…….
b) Cạnh AD bằng cạnh………………..…….
c) Cạnh AB song song với cạnh…………….
d) Cạnh AD song song với cạnh…………….
Câu 6. Diện tích hình bình hành có chiều cao 23cm, độ dài đáy 3dm là:
A. 690cm
B. 690cm2
C. 69dm2
D. 69cm2
Câu 7. Đặt tính rồi tính:
a) 665 : 19
b) 2444 : 47
c) 1668 : 45
d) 1499 : 65
Bài 8. Tìm X:
a) 28964 : X = 4
b. X : 8 = 2512 x 14
Câu 9. Một cửa hàng có 250kg gạo. Buổi sáng đã bán 50kg gạo, buổi chiều bán 1/5 số gạo còn lại. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đã bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Câu 10. Tính nhanh 250 x 15 + 250 x 50 + 250 x 35
Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4 - Số 1
CHA SẼ LUÔN Ở BÊN CON
Năm 1989, tại Ác-mê-ni-a, một trận động đất lớn xảy ra, làm chết hơn 30 000 người trong 4 phút.
Một người cha chạy vội đến trường học của con trai. Giờ đây, ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Ông bàng hoàng, lặng đi, không nói được nên lời. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con : “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”. Nhìn ngôi trường đổ nát thì không thể hi vọng gì, nhưng ông không quên lời hứa đó.
Ông cố nhớ lại vị trí lớp học mà ông vẫn đưa con đến hằng ngày, ông chạy đến đó và ra sức đào bới. Người ta kéo ông ra và an ủi:
- Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!
Cảnh sát cũng khuyên ông nên về nhà vì đây là khu vực rất nguy hiểm. Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi : “Anh có giúp tôi không?”, sau đó lại tiếp tục đào bới. 12 giờ . . . Rồi 24 giờ . . . Khi người ta lật một mảng tường lớn lên, ông bỗng nghe tiếng con trai. Ông mừng quá gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại : “Cha ơi con ở đây !”. Ông ra sức đào. Mọi người cũng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống. Ông vừa đào vừa gọi:
- Ở đó thế nào hả con?
- Chúng con có 14 đứa, chúng con đói và khát lắm - cậu bé nói lớn.
Khi đã nhìn thấy lũ trẻ, ông bảo:
- Các con chui ra đi!
Để các bạn ra trước, cậu bé ôm lấy cổ cha mình nói:
- Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nếu còn sống, nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà.
Theo truyện ÁC-MÊ-NI-A
HS đọc bài “Cha sẽ luôn bên con” và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời là đúng:
Câu 1. Trận động đất ở Ác-mê-ni-a năm 1989 gây hậu quả lớn như thế nào?
A. Làm chết hơn 30 000 người trong 4 phút.
B. Làm sụp đổ hoàn toàn một khu phố.
C. Làm một người cha phải chạy đến trường tìm con.
D. Nhưng ông không quên lời hứa.
Câu 2. Người cha nhìn thấy gì khi chạy đến trường của con trai?
A. Một mảng tường lớn của ngôi trường bị sụp.
B. Ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn.
C. Ngôi trường chỉ còn là một hố sâu.
D. Ngôi trường không còn gì cả.
Câu 3. Điều gì khiến người cha quyết tìm kiếm bằng được con trai?
A. Ông không tin là con trai mình có thể chết.
B. Ông thấy tường lớp học của con trai ông không bị đổ.
C. Ông nhớ lời hứa: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con. ”
D. Ông chỉ nghĩ đến con trai của mình.
Câu 4. Người cha đã làm gì để cứu con, bất chấp mọi lời khuyên can?
A. Ông bàng hoàng, lặng đi, không nói được nên lời.
B. Ông cố nhớ lại vị trí lớp học rồi ra sức đào bới.
C. Ông cố nhớ lại vị trí lớp học rồi ngồi khóc.
D. Nhìn ngôi trường đổ nát ông ngất đi.
Câu 5. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về tình cha con?
……………………………………………………………………………………………………….
…….……………………………………………………………………………………………..
Câu 6. Tìm một câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
…………………………………………………………………………………………………..
Câu 7. Vị ngữ trong câu “Khi người ta lật một mảng tường lớn lên, ông bỗng nghe tiếng con trai.” là:
A. lật một mảng tường lớn lên
B. bỗng nghe tiếng con trai
C. ông bỗng nghe tiếng con trai.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 8. Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gi?” do loại từ nào đảm nhiệm?
A. Danh từ và cụm danh từ
B. Động từ và cụm động từ.
C. Tính từ và cụm tính từ
D. Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 9. Tìm 2 từ có tiếng chỉ thái độ khi tham gia trò chơi. Đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
Câu hỏi ôn tập môn Địa lý lớp 4
Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn
Câu 2: Vì sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
Câu 3: Vì sao ở trung du Bắc Bộ, lại có những nơi đất trống đồi trọc? Để khắc phục tình trạng này người dân đã làm gì?
Câu 4: Em hãy nêu tác dụng trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ
Câu 5: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa
Câu 6: Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu , hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 7: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên
Câu 8: Em hãy nêu một số nét về trang phục của người dân Tây Nguyên
Câu 9: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
Câu 10: Em hãy mô tả trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Câu 11: Em hãy kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết
Câu 12: Em hãy nêu sự hình thành của đồng bằng Bắc Bộ
Câu 13: Nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ
Câu 14: Em hãy kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ
Câu 15: Em hãy nêu tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội
Câu 16: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
Câu 17: Chợ phiên ở đồng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Câu 18: Hãy giới thiệu những nét cơ bản về Thủ đô Hà Nội.
Câu 19: Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
Câu 20: Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?
>> Tham khảo chi tiết: Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Địa lý
Đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Covid 19 - Số 2
Đề ôn tập môn Toán lớp 4 - Số 2
Phần I. Trắc nghiệm
Bài 1. Nối phép tính với kết quả đúng:
Bài 2. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng:
Một cửa hàng trong một tháng đã bán hết 17400 bút bi. Hỏi trong tháng đó cửa hàng đã bán được bao nhiêu tá bút bi? (mỗi tá gồm 12 cái )
A. 1350 tá
B. 1400 tá
C. 1450 tá
D. 1440 tá
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một cửa hàng có 12 cuộn dây điện, mỗi cuộn dài 150m. Cửa hàng đã bán được 1/3 số dây điện. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét dây điện?
A. 1250m
B. 1200m
C. 600m
D. 1300m
Phần II. Tự luận
Bài 4. Đặt tính rồi tính:
a) 67855 : 45
b) 12675 : 25
c) 23052 : 63
Bài 5. Tính bằng hai cách
(24 + 36) : 4
Bài 6. Buổi sáng tổ bác An xếp được 45 tấn hàng lên xe ô tô, mỗi xe xếp được 5 tấn. Buổi chiều tổ bác An xếp được 40 tấn hàng lên xe và mỗi xe cũng xếp được 5 tấn hàng. Hỏi cả ngày tổ bác An xếp được tất cả bao nhiêu xe hàng? (Giải bằng hai cách)
Bài 7. Bác Vinh mua 1425 viên gạch bông để lát nền nhà. Bác dự tính sẽ thừa ra 125 viên đủ để lát 5m2 khu vệ sinh. Hỏi diện tích nền nhà cần lát gạch bông của bác Vinh là bao nhiêu mét vuông ?
Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4 - Số 2
Cây xoài
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra kéo cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Theo Mai Duy Quý
Học sinh đọc bài “Cây xoài” và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời là đúng nhất.
Câu 1. Ai đã trồng cây xoài?
a. Ông bạn nhỏ.
b. Mẹ bạn nhỏ.
c. Ba bạn nhỏ.
d. Bạn nhỏ.
Câu 2. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì?
a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.
b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.
c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.
d. Cả ba ý trên đều sai.
Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ và hành động như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngã sang nhà hàng xóm?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?
a. Không nên cãi nhau với hàng xóm.
b. Bài học về cách sống tốt ở đời.
c. Không nên chặt cây cối.
d. Bài học về quan hệ hàng xóm láng giềng.
Câu 5. Câu hỏi sau được dùng với mục đích gì?
Chiếc áo ấy mà đẹp gì?
a. Khen.
b. Chê.
c. Khẳng định.
d. Phủ định.
Câu 6. Tìm 2 trò chơi rèn luyện sự khéo léo
..................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 7. Hãy đặt câu hỏi cho trường hợp sau:
Em muốn hỏi chú công an đường đến bến xe.
Đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Covid 19 - Số 3
A. Đề ôn tập môn Toán lớp 4 - số 3
Phần I: Mỗi bài dưới đây có nêu kèm theo các câu trả lời A,B,C,D (là đáp số, kết quả tính ...). Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Cho 43 kg 3 g = ...... g
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 4303
B. 43003
C. 43030
D. 433
2. Cho biểu thức 124 x 98 + 124 x 2
Giá trị của biểu thức là:
A. 12400
B. 1240
C. 12040
D. 12152
3. Trung bình cộng của 2 số là 130. Số lớn hơn số bé là 90 đơn vị. Như vậy số bé là:
A.175
B. 85
C. 110
D. 20
4. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 460 m, chiều dài hơn chiều rộng 50 m. Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
A. 12600 m2
B. 255m2
C. 205m2
D.52275m2
Phần II: Làm các bài tập sau:
1. Đặt tính rồi tính
157 x 24
6400 : 25
2. Tìm X :
a) 89365 : X = 293
b) X : 11 = 44
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Có 7 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 6 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 35 tạ và ô tô cuối cùng chuyển được 42 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tạ thực phẩm?
B. Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4 - số 3
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 14). Viết đầu bài và cả bài.
II. Tập làm văn: (Thời gian 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cái cặp sách của em với mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
III. Đọc thầm và làm bài tập (Thời gian 30 phút)
Học sinh đọc thầm bài: Ông Trạng thả diều (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104). Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền là:
a) Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
b) Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
c) Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
2. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
a) Ban ngày, đi chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học bài xong mới mượn vở về học.
b) Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Có kì thi, Hiền làm bài nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
c) Cả hai ý trên.
3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ Ông Trạng thả diều”?
a) Vì Hiền biết thả diều từ nhỏ.
b) Vì Hiền đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều chơi.
c) Vì Hiền thường viết chữ lên diều.
4. Qua câu chuyện này, em học được điều gì từ Nguyễn Hiền?
.....................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
5. Gạch chân những từ láy trong câu: "Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá rậm rạp, thơm nồng nàn."
6. Gạch chân tính từ trong câu sau: " Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn."
7. Trong câu: “Hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến rồi thoáng cái lại bay đi.”. Bộ phận chủ ngữ là:.....................................................................
8. Em hãy đặt một câu hỏi dùng để tỏ thái độ trách móc.
.....................................................................................................................................
IV. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc 3 lần bài tập đọc Bốn anh tài ( trang 13 sách Tiếng Việt 4 tập 2)
Đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Covid 19 - Số 4
A. Đề ôn tập môn Toán lớp 4 - số 4
Phần I: Mỗi bài dưới đây có nêu kèm theo các câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính ...). Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Cho 52 kg 2 g = ...... g
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 522
B. 5202
C. 52002
D. 52020
2. Cho biểu thức 124 x 25 - 25 x 24
Giá trị của biểu thức là:
A. 25000
B. 1240
C. 250
D. 2500
3. Trung bình cộng của 2 số là 130. Số bé kém số lớn là 90 đơn vị. Như vậy số lớn là:
A.175
B. 85
C. 110
D. 20
4. Một khu đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 230 m, chiều rộng kộm chiều dài 50 m. Diện tích khu đất hình chữ nhật đó là:
A. 12600 m2
B. 255m2
C. 205m2
D. 52275 m2
Phần II: Làm các bài tập sau:
1. Đặt tính rồi tính
125 x 43
5800 : 25
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Tìm X:
a) 89658 : X = 293
b) X : 11 = 54
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Có 6 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và ô tô cuối cùng chuyển được 42 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tạ thực phẩm?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
B. Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4 - số 4
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: Sầu riêng (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 35). Viết đầu bài và đoạn : từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm .....đến tháng năm ta.
II. Tập làm văn: (Thời gian 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cái bàn học ở nhà ( hoặc ở lớp) của em với mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
III. Đọc thầm và làm bài tập (Thời gian 30 phút)
Học sinh đọc thầm bài: Văn hay chữ tốt (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 129). Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
a) Vì chữ ông viết rất xấu.
b) Vì ông viết văn không hay.
c) Vì ông không làm đúng yêu cầu của thầy giáo.
2. Sự việc gì xảy ra đã khiến Cao Bá Quát phải ân hận?
a) Ông không viết đơn đúng yêu cầu của bà cụ.
b) Ông không làm chứng giúp bà cụ hàng xóm.
c) Ông viết đơn hộ một bà cụ hàng xóm nhưng do chữ của ông quá xấu quan không đọc được thét lính đuổi cụ về. Vì thế nỗi oan uổng của bà cụ không được giải tỏa.
3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
a) Ông luyện vào các buổi sáng.
b) Ông luyện cả đêm không ngủ.
c) Ông luyện cả sáng cả tối, kiên trì luyện tập trong nhiều năm trời. Ông còn mượn những quyển sách chữ đẹp làm mẫu.
4. Qua câu chuyện này, em học được điều gì từ Cao Bá Quát?
…..........................................................................................................................
5. Gạch chân từ láy trong câu sau: "Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi."
6. Gạch chân tính từ trong câu sau : “Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp và dịu dàng xuống muôn vật.”
7.Trong câu : “Hoa, gió và sương quyết định đi hỏi bác gác rừng.” Bộ phận vị ngữ là:............................................................................................................................
8. Em hãy đặt một câu hỏi dùng để tỏ thái độ khen ngợi.
.....................................................................................................................................
IV. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc 3 lần bài tập đọc Trống đồng Đông Sơn
(trang 17 sách Tiếng Việt 4 tập 2)
Bài ôn tập môn Tiếng Anh lớp 4
I. Read and match
1. What time is it? | a. No, they aren’t. |
2. What time do you get up? | b. I was at home. |
3. What do you do in the afternoon? | c. At six thirty. |
4. Where were you yesterday? | d. She’s dancing. |
5. What did you do last Sunday? | e. I play football. |
6. What’s Linda doing? | f. I watched a film. |
7. Are they playing football? | g. It’s nine o’clock. |
1............ 2…….. … 3………. 4………. 5……… 6…………. 7………….
II. Read and complete
guitar from goes friend likes like |
This is my new (1)…………. Her name is Linda. She is nine years old. She is (2)………… England. She is a pupil at Ha Noi International School. She (3)………….. music very much. She can play the (4)…………..and sing many Vietnamese songs. She (5)………….to the Music Club on Wednesdays.
IV. Order the words. There is one example.
Example: breakfast / Tony / at / has / 7 o’clock
Tony has breakfast at 7 o’clock.
1. you / what / go / do / time / school / to
_____________________________________?
2. in / do / you / do / what / morning / the
_____________________________________?
3. time / is / what / it
_____________________________________?
4. homework / Linda / at / does / 8 o’clock / her
_____________________________________.
5. football / Peter / at / plays / 4:45
_____________________________________.
V. Complete the sentences as example.
Example: What/ he/ reading?
→ What is he reading?
1. Where/ you/ yesterday?
………………………………………………………………………….
2. I / home.
…………………………………………………………………………..
3. What / he/ do/ yesterday?
…………………………………………………………………………….
4. He/ football/ yesterday.
………………………………………………………………………………
5. What subjects/ you/ today?
………………………………………………………………………………
6. What day/ today?
……………………………………………………………………………..
7. you/ Maths/ today?
………………………………………………………………………………….
8. What / they/ doing?
………………………………………………………………………………
9. When/ your/ birthday?
………………………………………...................................................
10. I/ like / ride/ bike.
………………………………………………………………………………
Ngoài các đề ôn tập trên, các em học sinh tham khảo các đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 sau đây:
Tổng hợp phiếu và đề ôn tập nghỉ Corona lớp 4
- Tổng hợp Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 1 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 2 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 3 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 4 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 5 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 6 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 7 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 8 - Nghỉ dịch Corona
Đề thi, ôn tập giữa học kì 2 lớp 4
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 lớp 4
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 4
- Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 - Đề 1
- Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 - Đề 2
- Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 - Đề 3
- Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 - Đề 4
Virus corona hiện đang là dịch bệnh của một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Trước nguy cơ lây nhiễm cao, các em học sinh được nghỉ học tại nhà, các thầy cô cho các em học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản tránh mất kiến thức khi học lại.
Để chuẩn bị cho bài viết thư UPU lần 49, các em tham khảo các đề tài phong phú đa dạng trên VnDoc.com. Tiêu biểu là các đề tài mới nhất về dịch bệnh corona: Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về dịch bệnh do Virus Corona