Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án - Nghỉ do dịch Corona (Từ 13/4 - 18/4)

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 2 môn Tiếng Việt - Nghỉ do dịch Corona (Từ 13/4 - 18/4) bao gồm 06 phiếu Tiếng Việt 2 tương ứng làm trong tuần 3 của tháng 4/2020, giúp các thầy cô ra bài tập về nhà cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 2 trong thời gian các em ở nhà ôn tập.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

I. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 - Ngày 13/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 môn Tiếng Việt

I - Đọc thầm bài thơ sau và làm bài tập

Không biết mình còn mệt đến đâu

Buổi trưa, trông thấy Gấu ngủ, Thỏ bèn lấy nhựa mít dính vào áo của Gấu. Gấu bực mình quá liền vùng dậy đuổi Thỏ. Gấu càng đuổi, Thỏ càng chạy nhanh. Một lúc sau, mệt quá, Gấu bèn ngồi phịch xuống đường, Gấu nghĩ: “May mà mình đuổi nó. Nếu nó đuổi mình, thì không biết mình còn mệt đến đâu.”

(Theo Internet)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng trong mỗi câu 1; 2; 3; 4:

Câu 1. Bị Thỏ lấy nhựa mít dính vào áo, Gấu đã làm gì?

a. Mắng cho Thỏ một trận.

b. Vùng dậy đuổi theo Thỏ

c. Lấy nhựa dính lại vào áo Thỏ

Câu 2. Đuổi theo Thỏ mệt quá, Gấu đã làm gì?

a. Thôi không thèm đuổi nữa.

b. Phải dùng mẹo để bắt được Thỏ

c. May mà mình đuổi Thỏ, còn nếu Thỏ đuổi mình thì mình còn mệt nhiều hơn.

Câu 3. Suy nghĩ của Gấu có điều gì đáng buồn cười?

a. Gấu không đuổi được Thỏ lại còn nghĩ mình gặp may.

b. Gấu đã nhầm. Thỏ đuổi Gấu hay Gấu đuổi Thỏ thì Gấu cũng mệt như thế. c. Gấu cho là mình gặp may vì không bị Thỏ đuổi.

Câu 4. Điền từ chỉ đặc điểm hoặc tính chất vào chỗ chấm trong câu sau cho thích hợp: “Thỏ là con vật rất ...................”

II .Chính tả. Nghe – viết: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bé Hoa” SGK TV2 - Tập 1- trang 121. (Từ Bây giờ, Hoa đã là chị rồi…. đến đưa võng ru em ngủ.)

III. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu kể về anh hoặc chị, em ruột (hoặc anh, chị em họ) của em.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 môn Tiếng Việt

I - Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1 : Khoanh vào b

Câu 2 : Khoanh vào c

Câu 3 : Khoanh vào b

Câu 4: HS điền được từ để thành câu theo yêu cầ

II- Chính tả

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

III- Tập làm văn

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu; độ dài từ 5câu

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, thể hiện tỡnh cảm

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 - ……..4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

II. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 - Ngày 14/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I - Đọc thầm bài thơ sau và làm bài tập

BÉ HOA

Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.

Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố. Vặn to đèn, em ngồi trên ghế, nắn nót viết từng chữ.

Bố ạ!

Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy bố nhé!

Theo Việt Tâm

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Gia đình Hoa có mấy người?

A. Ba người.

B. Bốn người.

C. Năm người.

Câu 2. Em Nụ đáng yêu như thế nào?

A. Da trắng, mũm mỉm rất đáng yêu.

B. Em đã lớn lên nhiều, ngủ ít hơn trước.

C. Môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.

Câu 3. Hoa đã làm gì để giúp mẹ?

A. Hoa viết thư cho bố.

B. Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.

C. Cả hai ý trên

Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu: “Em Nụ môi đỏ hồng” trả lời câu hỏi nào?

A. Là gì?

B. Làm gì?

C. Như thế nào?

Câu 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:

a, Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.

b, Cả lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài.

Câu 6. Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và viết hoa chữ đầu câu.

Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ em nhìn ai cũng thấy thân thương cả đến chiếc thước kẻ chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Bài 7: Tự viết một đoạn bất kỳ trong bài Tập đọc: Bé Hoa trang 121 SGK Tiếng Việt 2 tập 1.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Câu 1 : Khoanh vào b

Câu 2 : Khoanh vào c

Câu 3 : Khoanh vào b

Câu 4: Khoanh vào c

Câu 6. Chi đúng cho 1đ, viết lại đúng cho 1đ

III. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 - Ngày 15/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Chuyện trên đường

Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp.

Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói:

- Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường.

Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Nam. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu.

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1. Trên đường đi học Nam gặp:

A. bà ngoại.

B. một bà cụ già.

C. nhiều người lái xe.

Câu 2. Bạn Nam có điểm đáng khen là:

A. biết giúp đỡ người già yếu.

B. dũng cảm.

C. đi học chăm chỉ.

Câu 3. Bà cụ muốn:

A. tìm nhà người thân.

B. đón xe về quê.

C. sang bên kia đường.

Câu 4. Trong câu “Bà cụ không qua đường được vì xe cộ đi lại nườm nượp.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao? là:

A. Bà cụ

B. không qua đường được

C. vì xe cộ đi lại nườm nượp.

II .Chính tả. Nghe – viết (6 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bà cháu” SGK TV2 - Tập 1- trang 86. (Từ Hai anh em cùng nói…. đến hết)

II. Tập làm văn. (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu kể về anh hoặc chị, em ruột (hoặc anh, chị em họ) của em.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Mỗi câu khoanh đúng cho 1,5đ

Câu 1: Khoanh vào B

Câu 2: Khoanh vào A

Câu 3: Khoanh vào C

Câu 4: Khoanh vào C

II- Chính tả (6 đ)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

II- Tập làm văn (8đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu; độ dài từ 4 - 6 câu

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 – 7 - …… 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

IV. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 - Ngày 16/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I - Đọc thầm bài thơ sau và làm bài tập (6 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1. Những từ ngữ nào được được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?

a. chen chúc.

b. thơm hoài

c. ngào ngạt

d. sực nức

Câu 2. Các bạn nhỏ dành tặng cô giáo chùm hoa giẻ vàng rộm để thể hiện điều gì?

a. Các bạn rất kính trọng và yêu quý cô giáo

b. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm

c. Hoa giẻ là thứ hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.

Câu 3. Những từ ngữ nào không chỉ người, đồ vật thuộc chủ đề “trường học” có trong bài thơ?

a. cô giáo.

b. lớp học.

c. bàn

d. hiệu trưởng

Câu 4. Dòng nào nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi: Là gì? trong câu “Chùm hoa giẻ đẹp nhất là chùm hoa được dành tặng cô giáo.” là:

a. dành tặng cô giáo

b. chùm hoa được dành tặng cô giáo

c. là chùm hoa được dành tặng cô giáo

II .Chính tả. Nghe – viết (6 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bé Hoa” SGK TV2 - Tập 1- trang 121. (Từ Bây giờ, Hoa đã là chị rồi…. đến đưa võng ru em ngủ.)

III. Tập làm văn. (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu kể về anh hoặc chị, em ruột (hoặc anh, chị em họ) của em.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

I - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Mỗi câu khoanh đúng cho 1,5đ

Câu 1: Khoanh vào b

Câu 2: Khoanh vào a

Câu 3: Khoanh vào d

Câu 4: Khoanh vào c

II- Chính tả (6 đ)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

II- Tập làm văn (8đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu; độ dài từ 4 - 6 câu

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 – 7 - …… 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

V. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 - Ngày 17/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng.

- Phụ huynh cho học sinh đọc một đoạn trong các bài Tập đọc từ tuần 9 đến tuần 18 SGK Tiếng Việt 2 – Tập 1.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó theo câu hỏi trong SGK.

II - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Đọc thầm bài “Bé Hoa” SGK Tiếng Việt 2 – Tập 1 (trang 121), khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Bé Hoa được làm chị bởi:

a. Bé Hoa dã lớn rồi.

b. Mẹ có thêm em Nụ.

c. Bé Hoa biết viết thư cho bố.

2. Bé Hoa biết giúp mẹ việc gì?

a. Giúp mẹ viết thư cho bố.

b. Giúp mẹ hát ru.

c. Giúp mẹ trông em.

3. Câu: “Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về.” từ chỉ hoạt động trong câu đó là:

a. hát. b. bài hát c. Hoa

4. Từ “đen láy” trong câu: “Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy.”là từ chỉ sự vật, hoạt động hay đặc điểm?

a. Từ chỉ sự vật.

b. Từ chỉ hoạt động.

c. Từ chỉ đặc điểm.

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả. Nghe – viết (6 điểm). Đọc cho học sinh viết bài

“Trâu ơi!” SGK TV2 - Tập 1 (trang 136)

II. Tập làm văn. (8 điểm). Bác đến đón em đi chơi. Em hãy viết một vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng. Chỉ cần khuyến khích, động viên khen ngợi học sinh là được

II - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Mỗi ý đúng cho 1,5 đ

1.b ; 2.c ; 3.a ; 4.c.

B. KIỂM TRA VIẾT

I- Chính tả (6 đ)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài.

II- Tập làm văn (8đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu đã học

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

-Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 - 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

VI. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 - Ngày 18/4

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng

- Phụ huynh cho học sinh đọc một đoạn trong các bài Tập đọc từ tuần 9 đến tuần 18 SGK Tiếng Việt 2 – Tập 1.

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó.

II - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Đọc thầm bài “Đổi giày” SGK Tiếng Việt 2 – Tập 1 (trang 68), khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Vì sao cậu học trò bước tập tễnh đến trường?

a. Vì đường khấp khểnh.

b. Vì chân cậu bị đau.

c. Vì cậu xỏ nhầm giày.

2. Đến trường, thầy giáo khuyên cậu bé điều gì?

a. Về nhà lấy đôi giày khác

b. Về nhà đổi lại giày.

c. Cả hai ý trên.

3. Vì sao về đến nhà cậu bé vẫn không đổi được giày?

a. Vì tìm không thấy giày.

b. Vì đôi giày ở nhà vẫn chiếc thấp, chiếc cao.

c. Vì đôi giày ở nhà hai chiếc bằng nhau.

4. Em hãy đặt một câu để khuyên cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi:

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả. Nghe – viết (5 điểm) Đọc cho học sinh viết bài

“Tìm ngọc” SGK TV2 - Tập 1 (trang 140)

II. Tập làm văn. (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu kể về anh hoặc chị, em ruột (hoặc anh, chị em họ) của em.

2. Đáp án Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 môn Tiếng Việt

A. KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng. Chỉ cần khuyến khích, động viên khen ngợi học sinh là được

II - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Mỗi ý đúng cho 1,5 đ

1. c ; 2. b ; 3. a ; 4. Đặt câu đúng nội dung, có viết hoa đầu câu, dấu kết câu

B. KIỂM TRA VIẾT

I- Chính tả (6 đ)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài.

II- Tập làm văn (8đ)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu đã học

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5 - 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Bộ bài ôn tập ở nhà lớp 2

Đề thi giữa học kì 2 lớp 2

Ngoài Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 2 môn Tiếng Việt - Nghỉ do dịch Corona (Từ 13/4 - 18/4) trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 2 nâng caobài tập môn Toán lớp 2 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập ở nhà lớp 2

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng