Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập đọc lớp 3: Nhà rông ở Tây Nguyên

Tập đọc lớp 3: Nhà rông ở Tây Nguyên là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 3 trang 127 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3.

Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên

Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.

Gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung tại nhà rông để bảo vệ buôn làng.

Theo NGUYỄN VĂN HUY

Chú thích:

  • Rông chiêng: một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên.
  • Nông cụ: đồ dùng để làm ruộng (cuối, cày, bừa,. liềm, hái…)

Nội dung Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên

Nhà rông ở Tây Nguyên rất đặc biệt. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.

Trả lời câu hỏi bài Nhà rông ở Tây Nguyên

Câu 1 trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... không vướng mái.

Trả lời:

Nhà rông phải chắc và cao để voi đi qua mà không bị đụng sàn và khi múa cồng chiêng, giáo không vướng mái.

Câu 2 trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Gian đầu nhà rông.... khi cũng tế.

Trả lời:

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần, quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng chống dùng khi cúng tế.

Câu 3 trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Gian giữa với bếp lửa... nơi tiếp khách của làng.

Trả lời:

Gian giữa có bếp lửa là trung tâm của nhà rông vì đây chính là nơi tiếp khách của làng và cũng là nơi các già làng thường họp bàn các việc lớn.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên

Chọn đáp án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Nhà rông ở Tây Nguyên trực tuyến.

1. Con hãy cho biết để giúp cho nhà bền và chắc, nhà rông thường được làm bằng những loại gỗ nào?

a. gụ

b. Lim

c. Thông

d. Xoan

e. Sến

f. táu

2. Nhà rông phải làm cao vì những nguyên nhân nào?

a. Làm nhà cao mới đẹp và thoáng.

b. Để tránh voi đi qua bị đụng sàn.

c. Khi múa rông chiêng, ngọn giáo không làm vướng mái.

d. Làm nhà cao sẽ mát mẻ hơn.

3. Em hãy cho biết gian đầu nhà rông thờ gì?

a. Thờ thần Đất.

b. Thờ thần làng.

c. Thờ các già làng đã qua đời.

4. Hòn đá thần treo ở gian đầu có gì đặc biệt?

a. Đó là hòn đá mang nhiều sức mạnh và có phép thuật.

b. Đó là hòn đá được truyền từ đời này sang đời khác.

c. Đó là hòn đá do già làng nhặt khi chọn đất lập làng.

5. Xung quanh hòn đá người Tây Nguyên bày trí như thế nào

a. Treo thêm vào đó nhiều bông hoa đẹp.

b. Bày lên đó những vật phẩm để tế thần.

c. Treo những cành hoa đan bằng tre và những vũ khí, nông cụ cha ông để loại và chiêng trống cũng tế.

6. Con hãy cho biết đâu là trung tâm của nhà rông?

a. Bếp lửa.

b. Gian giữa.

c. Gian đầu.

d. Gian giữa và bếp lửa.

7. Vì sao gian giữa lại là trung tâm của nhà rông?

a. Vì đó là nơi dành cho các trai làng coi giữ, bảo vệ.

b. Vì đó là nơi vui chơi, múa cồng chiêng của mọi người.

c. Vì đó là nơi già làng họp và tiếp khách.

8. Những ai được ngủ ở nhà rông để bảo vệ buôn làng?

a. Các già làng.

b. Trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình.

c. Tất cả trai tráng khỏe mạnh trong làng.

9. Theo con từ nào giải thích đúng nghĩa của từ “rông chiêng”?

a. Là tên một điệu múa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

b. Là chiêng trống trong nhà rông.

c. Là cồng chiêng.

10. Em hãy cho biết nội dung ý nghĩa của bài là gì?

a. Ca ngợi vẻ đẹp đặc biệt của nhà rông.

b. Nét phong tục đặc sắc của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

c. Cả a và b đều đúng.

...............

Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 127 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 03 câu hỏi bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên trong SGK Tiếng Việt 3 và cũng giúp các em tìm hiểu về những nét đặc điểm kiến trúc vô cùng độc đáo của Tây Nguyên, cách trang trí của gian đầu và gian giữa nhà rông, tác dụng chính của nhà rông đối với đời sống của con người.

Xem thêm:

Ngoài bài Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 1, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
291
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Thị Kiều Ly
    Nguyễn Thị Kiều Ly

    HHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHHH

    AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA

    AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA


    Thích Phản hồi 21/12/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tập đọc lớp 3

    Xem thêm