Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 2 có đáp án - Nghỉ do dịch Corona (Từ 20/4 - 25/4)

Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 2 có đáp án - Nghỉ do dịch Corona (Từ 20/4 - 25/4) bao gồm các bài tập môn Tiếng Việt giúp các thầy cô ra bài tập về nhà cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 2 trong thời gian các em ở nhà ôn tập.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 20/4

I - Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

CHÚ BÒ TÌM BẠN

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào “Kìa anh bạn !

Lại gặp anh ở đây.”

Nước đang nằm nhìn mây

Nghe bò cười toét miệng

Bóng bò, chợt tan biến

Bò tưởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trước nhìn sau

“Ậm ò ...” tìm gọi mãi.

Phạm Hổ

Dựa vào nội dung bài thơ, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Buổi chiều, bò ra sông làm gì?

a. Tìm bạn.

b. Soi bóng xuống nước.

c. Uống nước

2. Câu thơ “Nghe bò cười toét miệng”. Theo em ai cười toét miệng?

a. Nước.

b. Mây.

c. Bóng con bò dưới nước.

3. Câu “Mặt trời rúc bụi tre”. Thuộc kiểu câu nào đã học?

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

c. Ai thế nào?

4. Từ “Ậm ò ...” là từ chỉ sự vật, hoạt động hay đặc điểm?

a. Chỉ sự vật.

b. Chỉ hoạt động.

c. Chỉ đặc điểm.

II .Chính tả. (6 điểm) Nghe - viết (Đọc 1 đoạn khoảng 50 chữ cho học sinh viết bài)

II. Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình em (khoảng 4-6 câu).

Hướng dấn đáp án:

1.c ; 2.b ; 3.c ; 4.b .

2. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 21/4

I - Đọc thầm bài thơ sau và làm bài tập (7 điểm)

Không biết mình còn mệt đến đâu

Buổi trưa, trông thấy Gấu ngủ, Thỏ bèn lấy nhựa mít dính vào áo của Gấu. Gấu bực mình quá liền vùng dậy đuổi Thỏ. Gấu càng đuổi, Thỏ càng chạy nhanh. Một lúc sau, mệt quá, Gấu bèn ngồi phịch xuống đường, Gấu nghĩ : “May mà mình đuổi nó. Nếu nó đuổi mình, thì không biết mình mệt đến đâu.’’

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1: Bị Thỏ lấy nhựa mít dính vào áo, Gấu đã làm gì?

A. Mắng cho Thỏ một trận .

B. Vùng dậy đuổi Thỏ

C. Lấy nhựa dính lại vào áo Thỏ .

Câu 2: Đuổi theo Thỏ mệt quá, Gấu đã làm gì?

A. Thôi không thèm đuổi nữa.

B. Phải dùng mẹo để bắt được Thỏ

C. Ngồi xuống đường và nghĩ: May mà mình đuổi Thỏ, còn nếu Thỏ đuổi mình thì mình còn mệt nhiều hơn.

Câu 3 : Em có suy nghĩ gì về Gấu?

Câu 4. Dòng nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì? trong câu “Thỏ lấy nhựa mít dính vào áo của Gấu.” là:

A. Thỏ lấy

B. lấy, dính

C. lấy nhựa mít dính vào áo của Gấu.

Câu 5. Điền từ chỉ đặc điểm hoặc tính chất vào chỗ chấm trong câu sau cho thích hợp

Gấu là con vật rất ……………………. .

Câu 6. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống. (1 điểm)

Thỏ là con vật rất thông minh .......nhanh nhẹn.....

Câu 7. Đặt một câu theo mẫu: “Ai là gì?

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả. Nghe – viết (5 điểm) Đọc cho học sinh viết bài “Bé Hoa” SGK TV2 - Tập 1- trang 121. (Từ Bây giờ, Hoa đã là chị rồi... đến đưa võng ru em ngủ.)

II. Tập làm văn. (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu kể về anh hoặc chị, em ruột (hoặc anh, chị em họ) của em.

Đáp án:

Phần

Câu

Điểm thành phần

Đọc hiểu

1

C

1

2

C

1

3; 5; 7

Hs trả lời (Câu hỏi mở) đúng mỗi câu cho 1 điểm

Câu 7: HS đặt câu đúng mà thiếu dấu câu trừ nửa số điểm

3

4

C

1

6

Mỗi dấu câu đúng cho 0,5 điểm.

1

Chính tả

- Nghe – viết đúng, tốc độ viết

1

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ:

1

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi)

1

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp.

1

Tập làm văn

Nội dung

- Viết được một đoạn văn (đúng cấu trúc) theo gợi ý cho trước. Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hợp lí.

3

Kỹ năng:

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chính tả: 1 điểm

1

- Dùng từ hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp: 1 điểm

1

- Viết có sáng tạo: 1 điểm

1

3. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 22/4

I - Đọc thầm và làm bài tập

Quà của bố

Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.

Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo…

Bố đi cắt tóc về, cũng không lần nào chúng tôi không có quà.

Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế giới mặt đất: con xập xành, con muỗm to xù, mốc thếch, ngó ngoáy. Hấp dẫn nhất là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm: toàn dế đực cánh xoăn, gáy vang nhà và chọi nhau phải biết.

Quà của bố làm anh em tôi giàu quá!

Theo Duy Khán

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Quà của bố đi câu về có những gì?

a. Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối.

b. Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen vàng, cá chuối.

c. Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen vàng, cá sộp, cá chuối.

Câu 2: Quà của bố đi cắt tóc về có những gì?

a. Con sập sành, con muỗm.

b. Con sập sành, con muỗm, những con dế đực cánh xoăn.

c. Con sập sành, những con dế đực cánh xoăn.

Câu 3: Bộ phận câu được gạch dưới trong câu: “Bố đi câu.” Trả lời cho câu hỏi:

a. Ai?

b. Làm gì?

c. Là gì?

Câu 4: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu: Ai là gì?

a. Bố là ngư dân.

b. Quà của bố làm anh em tôi giàu quá.

c. Bố mang quà về cho các con.

II. Chính tả: Nghe viết “Cây xoài của ông em” (từ Ông em trồng.... đến càng nhớ ông.)

III. Tập làm văn:

Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 – 5 câu) kể về gia đình em.

Gợi ý:

1. Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?

2. Nói về từng người trong gia đình em.

3. Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

MÔN: TIẾNG VIỆT 2

1- Đọc thầm và làm bài tập

1. c ; 2.b ; 3.b ; 4.a .

II- Chính tả (5 đ) 40/40

Cây xoài của ông em

Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông.

III- Tập làm văn

- Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu đã học

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

4. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 23/4

I. Đọc hiểu: Đọc mẩu chuyện sau:

Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa, có một cậu bé rất lười biếng và ham chơi. Cậu ở cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ, có vườn rộng. Mẹ cậu làm vất vả. Một lần do mải chơi cậu bị mẹ mắng. Giận mẹ quá cậu bỏ nhà đi biền biệt mãi không quay về. Một hôm vừa đói, vừa rét lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ bèn tìm đường về nhà.

Về đến nhà không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ. Rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay trên cây xuất hiện một quả xanh da căng mịn rồi chín.

Cậu vừa chạm môi vào một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Trái cây thơm ngon trong vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

(Ngọc Châu)

Dựa vào bài tập đọc trên khoanh vào trước chữ cái trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

a. Không nghe lời mẹ

b. Mẹ mắng

c. Nghèo khổ

Câu 2. Thứ quả lạ xuất hiện trên cành cây như thế nào?

a. Căng mịn

b. Xù xì

c. Chín vàng

Câu 3. Câu “Cậu khản tiếng gọi mẹ.” Từ: “gọi” là từ:

a. Từ chỉ hoạt động.

b. Từ chỉ sự vật.

c. Từ chỉ màu sắc.

Câu 4. Câu “Cậu khản tiếng gọi mẹ.” thuộc mẫu câu:

a. Ai / là gì?

b. Ai / thế nào?

c. Ai / làm gì?

II. Chính tả:

Tập chép: Bài Tìm ngọc (Tiếng Việt 2 tập 1 – trang 140)

III. Tập làm văn:

Dựa vào những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây em hãy viết thành một đoạn văn (4 đến 5 câu) Kể về gia đình của mình.

a. Gia đình em có mấy người? Đó là những ai?

b. Em kể về từng người trong gia đình em?

c. Tình cảm của mọi người trong gia đình em dành cho em như thế nào?

d. Em yêu quí những người trong gia đình em như thế nào?

e. Em nghĩ gì về gia đình mình?

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

I. Đọc hiểu

Câu 1: (1đ ) Khoanh vào. b

Câu 2: (1đ) Khoanh vào .a

Câu 3: (1đ) Khoanh vào .a

Câu 4: (1đ) Khoanh vào c

II. Chính tả

Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp, đúng cỡ.

III. Tập làm văn:

Em là Bình, học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Trung Văn. Gia đình em gồm có 4 thành viên. Bố mẹ em năm nay đều 30 tuổi. Bố em làm nhân viên văn phòng. Mẹ em là giáo viên mầm non. Thành viên thứ tư của nhà em là bé Tũn, em vẫn nằm trong bụng mẹ. Mẹ nói phải qua 3 tháng nữa em mới được gặp em. Em rất mong chờ để gặp em trai mình. Em vô cùng yêu mến gia đình mình.

5. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 24/4

A. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Trên chiếc bè

Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ, chúng ghép ba bốn lá bèo sen lại làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.

Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao luôn bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn cá săn sắt và cá thầu dầu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả trả lời đúng nhất:

1. Dế Mèn và Dế Trũi đi xa bằng cách gì?

a. Ngày đi đêm nghỉ cùng say ngắm dọc đường.

b. Bơi theo dòng nước.

c. Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè.

2. Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy những gì?

a. Nước, cỏ cây, làng gần, núi xa, các con vật.

b. Nước, cỏ cây, hòn đá cuội.

c. Những anh gọng vó và những ả cua kềnh giương đôi mắt.

3. Tình cảm của các con vật đối với hai chú dế thế nào?

a. Chê cười, châm biếm.

b. Yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh.

c. bái phục, lăng xăng.

4. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu câu Ai là gì?

a. Dế Mèn và Dế Trũi là đôi bạn.

b. Anh gọng vó đen sạm, gầy và cao.

c. Những ả cua kềnh giương đôi mắt lồi.

5. Trong câu “Đàn cá lăng xăng theo chiếc bè” từ chỉ hoạt động là?

a. Đàn cá.

b. lăng xăng.

c. theo chiếc bè.

B. Bài kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả nghe- viết: (5 điểm) GV đọc bài cho học sinh viết bài.

II- Chính tả (5 điểm)

Chiếc bút mực

Trong lớp, chỉ còn có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng òa lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.

III. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn (4-5 câu) tả về con chim bồ câu.

Đáp án:

I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút

Mỗi câu khoanh đúng cho 1 điểm (Câu 1 đến câu 3)

1) c ; 2) a ; 3) b ; 4) a 5) b

II. Chính tả (5 điểm)

- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểm

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.

III. Tập làm văn (5 điểm)

- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:

+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu đã học

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Mẫu:

Loài chim em yêu thích là chim bồ câu. Đó là một loài chim tượng trưng cho hòa bình. Ngày xưa, họ dùng bồ đưa câu để đưa thư. Sở thích của chúng là sạch sẽ, chuồng đẹp, chúng ăn thóc và hạt dưa. Chim bồ câu có rất nhiều màu: xanh lá cây đậm, màu đen nhưng em rất thích chim bồ câu trắng. Chúng có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu. Đôi mắt tròn xoe. Bộ lông mượt mà. Chúng thường nhặt những hạt thóc rơi vãi trên sân. Tiếng hót “gù gù…” của chúng nghe thật êm đềm. Ôi, chúng thật đáng yêu!

6. Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt - Ngày 25/4

Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

Đọc thầm bài “Câu chuyện bó đũa” (Trang 112 - TV2/tập 1)

* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1/ Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào?

a, Hay gây gổ.

b, Hay va chạm.

c, Sống rất hòa thuận.

Câu 2/ Người cha gọi bốn người con lại để làm gì?

a, Cho tiền.

b, Cho mỗi người con một bó đũa.

c, Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Câu 3/ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

a, Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc.

b, Cầm cả bó đũa bẻ gãy.

c, Dùng dao chặt gãy bó đũa.

Câu 4/ Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa thuộc kiểu câu gì?

a, Ai là gì?

b, Ai làm gì?

c, Ai thế nào?

Câu 5: Trong câu “Hạt đào mọc thành cây” từ ngữ nào chỉ hoạt động:

a, Hạt đào.

b, mọc thành

c, cây

Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Cò ngoan ngoãn chăm chỉ học tập.

b) Quanh ta mọi vật mọi người đều làm việc.

2. Đọc thành tiếng:

“Sự tích cây vú sữa” đọc đoạn: “ Ở nhà cảnh vật vấn như xưa … ngọt thơm như sữa mẹ.” (trang 96)

Đáp án:

I/ Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (4 điểm)

Câu 1: (0, 5 điểm) C

Câu 2: (0, 5 điểm) C

Câu 3: (0, 5 điểm) A

Câu 4: (0, 5 điểm) B

Câu 5: (0, 5 điểm) B

Câu 6: 1,5 điểm (đúng mỗi phần ghi 0,5 điểm )

a) Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập.

b) Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc.

Bộ bài ôn tập ở nhà lớp 2

Đề thi giữa học kì 2 lớp 2

Ngoài Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 2 có đáp án - Nghỉ do dịch Corona (Từ 20/4 - 25/4) trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 2 nâng caobài tập môn Toán lớp 2 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
8 2.263
Sắp xếp theo

    Bài tập ở nhà lớp 2

    Xem thêm