Bộ đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2019 - 2020
Bộ đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2019 - 2020 được VnDoc biên soạn, tổng hợp các đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 có đáp án kèm theo, nội dung câu hỏi mỗi đề được tổng hợp bám sát đề cương ôn tập Hóa học 11. Giúp các ôn luyện đề cũng như tự đánh giá được năng lực học qua các bài kiểm tra.
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2020
Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 - Đề số 1
Câu 1. Chất nào dưới đây không phản ứng với kim loại kiểm?
A. Etanal
B. Phenol
C. Etanol
D. Etanoic
Câu 2. Cho 2,3 gam ancol etylic phản ứng hoàn toàn với Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít
B. 0,56 lít
C. 3,36 lít
D. 1,12 lít
Câu 3. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3
A. HCOOH
B. CH3CHO
C. C2H4
D. CH≡C-CH=CH2
Câu 4. Điều chế khí metan (CH4) ở trong phòng thí nghiệm, ta chọn cách tiến hành nào sau đây?
A. Cho ancol etylic tac dụng với H2SO4 đặc (170oC)
B. Nung muối CH3COONa khan với hỗn hợp vôi tôi xút (CaO và NaOH)
C. Cho Etilen đi qua dung dịch H2SO4 loãng, nóng
D. Cho CaC2 tác dụng với nước
Câu 5. Cho ancol etylic, axit axetic lần lượt tác dụng với Na, NaOH, Na2CO3, C2H5OH (xúc tác: H2SO4 (đặc). Số phản ứng xảy ra tối đa là:
A. 5
B. 7
C. 6
D. 4
Câu 6. Hợp chất andehit có công thức: CH3-CH=CH-CH(CH3)-CHO, thuộc loại nào sau đây?
A. Andehit không no, đơn chức, mạch hở
B. Andehit không no, đơn chức, mạch vòng
C. Andehit no, đơn chức, mạch vòng
D. Andehit no, đa chức, mạch vòng
Câu 7. Công thức cấu tạo của glixerol là:
A. HOCH2CHOHCH2OH
B. HOCH2CH2CH2OH
C. HOCH2CH2OH
D. HOCH2CHOHCH3
Câu 8. Số dẫn xuất monoclo thu được khi cho 2,2-dimetylpropan tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol 1:1 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9. Phương pháp để sản xuất axit axetic trong công nghiệp hiện nay được biểu diễn bằng phương trình hóa học nào sau đây?
A. C2H5OH + O2 \(\overset{men}{\rightarrow}\) CH3COOH + H2O
B. CH3OH + CO \(\overset{t^{\circ },xt }{\rightarrow}\) CH3COOH
C. 2CH3CHO + O2 \(\overset{men }{\rightarrow}\)2CH3COOH
D. CH3COOC2H5 \(\overset{H_{2} SO_{4},t^{^{\circ} } }{\rightleftharpoons}\)CH3COOH + C2H5OH
Câu 10. Chất nào dưới phản ứng được với Cu(OH)2
A. C2H5COOH
B. C2H5OH
C. CH3CHO
D. glixerol C3H5(OH)3
Câu 11. Cho các chất: HCHO, CH3OH, CH3CHO, CH3COOH, C6H5OH, CH3COCH3. Số chất trong dãy tác dụng được với Na sinh ra H2 là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 12. Cho sơ đồ phản ứng: C2H5OH → X → CH3COOH (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Chất X là:
A. HCHO
B. C2H5CHO
C. CH4
D. CH3CHO
Câu 13. Đun nóng 11,44 gam andehit axetic (CH3CHO) với dung dịch AgNO3/NH3đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 28,08 gam
B. 75,6 gam
C. 18,9 gam
D. 56,16 gam
Câu 14. Oxi hóa ancol no đơn chức Y bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (dY/H2 = 29). Công thức cấu tạo của Y là:
A. CH3-CO-CH3
B. CH3-CHOH-CH3
C. CH3CH2CH2OH
D. CH3CH2CHOHCH3
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức cần dùng V lít O2 (đktc) thu được 0,4 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 1,08 lít
B. 1,344 lít
C. 2,24 lít
D. 0,896 lít
Câu 16. Cho 3,6 gam axit cacboxylic no đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là:
A. HCOOH
B. C3H7COOH
C. C2H5COOH
D. CH3COOH
Câu 17. Một hỗn hợp A gồm CH3OH, C2H5OH, C6H5OH có khối lượng 28,9 gam phản ứng vừa hết với 100l dung dịch KOH 2M. Phần trăm khối lượng của C6H5OH là:
A. 32,65%
B. 76,89%
C. 38,65%
D. 65,05%
Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của X và Y trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 35% và 65%
B. 75% và 25%
C. 50% và 50%
D. 20% và 80%
Câu 19. Để phân biệt hai dung dịch CH3CH2CH2-OH và CH2=CH-CH2OH ta dùng hóa chất nào dưới đây:
A. Dung dịch AgNO3/NH3
B. Quỳ tím
C. Dung dịch Brom
D. Kim loại Na
Câu 20. Cho 1,88 gam phenol tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là:
A. 30 ml
B. 10 ml
C. 20 ml
D. 40 ml
Câu 21. Etanol và axit axetic đều tác dụng với:
A. Na
B. HCl
C. Na2CO3
D. NaOH
Câu 22. Trung hòa 3,0 gam một axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là:
A. 5,1 gam
B. 4,1 gam
C. 4,9 gam
D. 4,2 gam
Câu 23. Đốt cháy một hỗn hợp 2 ankin kế tiếp nhau, sau phản ứng thu dược 30,8 gam CO2 và 9 gam H2O. Tìm CTPT của 2 ankin
A. C3H4 và C4H6
B. C2H2 và C3H4
C. C4H6 và C5H8
D. C3H4 và C4H8
Câu 24. Khi đốt cháy 1 thể tích hiđrocacbon X mạch hở cần 6 thể tích oxi, tạo ra 4 thể tích khí CO2, X cộng HCl tạo ra 1 sản phẩm duy nhất. Vậy X là:
A. etylen
B. but-2-en
C. propen
D. but-1-en
Câu 25. Thuốc thử dùng để phân biệt giữa phenol và ancol etylic là:
A. dung dịch Br2
B. dung dịch NaOH
C. quỳ tím
D. kim loại Na
Đáp án đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 - Đề số 1
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 - Đề số 2
Câu 1. Cho ankan có CTCT là: (CH3)2CHCH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:
A. 2,2,4-trimetylpentan.
B. 2,4-trimetylpetan.
C. 2,4,4-trimetylpentan.
D. 2-đimetyl-4-metylpentan.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (as).
B. Benzen + H2 (Ni, p, to)
C. Benzen + Br2 (dd)
D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ)
Câu 3. Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:
A. 5,6 lít.
B. 2,8 lít.
C. 4,48 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 4. Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).
B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).
D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 → X + NH4NO3
X có công thức cấu tạo là?
A. CH3-CAg≡CAg.
B. CH3-C≡CAg.
C. AgCH2-C≡CAg.
D. A, B, C đều có thể đúng.
Câu 6. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH=CH.
B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CHO và CH3CH2OH.
D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Câu 7. Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 8. Axit không no, đơn chức có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon có công thức phù hợp là
A. CnH2n+1-2kCOOH ( n ≥2).
B. RCOOH.
C. CnH2n-1COOH ( n ≥2).
D. CnH2n+1COOH ( n ≥1).
Câu 9. Phương pháp để sản xuất axit axetic trong công nghiệp hiện nay được biểu diễn bằng phương trình hóa học nào sau đây?
A. C2H5OH + O2 \(\overset{men}{\rightarrow}\) CH3COOH + H2O
B. CH3OH + CO \(\overset{t^{\circ },xt }{\rightarrow}\) CH3COOH
C. 2CH3CHO + O2 \(\overset{Mn^{2+ },t^{\circ } }{\rightarrow}\)2CH3COOH
D. CH3COOC2H5 \(\overset{H_{2} SO_{4},t^{\circ } }{\rightleftharpoons}\)CH3COOH + C2H5OH
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A. 10,2 gam.
B. 2 gam.
C. 2,8 gam.
D. 3 gam.
Câu 11. Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic?
A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4).
B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác).
C. CH3COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to).
D. CH3CH2OH + CuO (to).
Câu 12. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây?
A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.
B. Crackinh butan
C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước.
D. A, C.
Câu 13. Đun nóng 6,6 gam andehit axetic (CH3CHO) với dung dịch AgNO3/NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 28,08 gam
B. 75,6 gam
C. 32.4 gam
D. 56,16 gam
Câu 14. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là
A. 2% →5%.
B. 5→9%.
C. 9→12%.
D. 12→15%
Câu 15. Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt 4 lọ mất nhãn chứa: etylen glicol; axit fomic; fomon; ancol etylic?
A. dd AgNO3/NH3
B. CuO.
C. Cu(OH)2/OH-.
D. NaOH.
Câu 16. Thể tích H2 (0oC và 2 atm) vừa đủ để tác dụng với 11,2 gam anđehit acrylic là
A. 4,48 lít.
B. 2,24 lít.
C. 0,448 lít.
D. 0,336 lít.
Câu 17. 8,6 gam anđehit mạch không nhánh A tác dụng với lượng (dư) dung dịch AgNO3/NH3 tạo 43,2 gam Ag. A có công thức phân tử là
A. CH2O.
B. C3H4O.
C. C4H8O.
D.C4H6O2.
Câu 18. Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là
A. 3,0 gam.
B. 4,6 gam.
C. 7,4 gam.
D. 6,0 gam.
Câu 19. Cho lần lượt các chất C2H5Cl, C2H5OH, C6H5OH, C6H5Cl vào dung dịch NaOH loãng đun nóng. Hỏi mấy chất có phản ứng
A. 4 chất.
B. 1 chất.
C. 2 chất.
D. Ba chất.
Câu 20. C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở?
A. 5
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 21. Bậc của ancol là
A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.
B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
C. số nhóm chức có trong phân tử.
D. số cacbon có trong phân tử ancol.
Câu 22. Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
Câu 23. CH3CHO có thể tạo thành trực tiếp từ
A. CH3COOCH=CH2.
B. C2H2.
C. C2H5OH.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 24. Hợp chất CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là
A. axit 2-etyl-5-metyl hexanoic.
B. axit 2-etyl-5-metyl nonanoic.
C. axit 5-etyl-2-metyl hexanoic.
D. tên gọi khác.
Câu 25. Cho sơ đồ phản ứng sau:
CH CH butin-1,4-điol Y Z
Y và Z lần lượt là
A. HOCH2CH2CH2CH3; CH2=CHCH=CH2.
B. HOCH2CH2CH2CH2OH; CH2=CHCH2CH3.
C. HOCH2CH2CH2CH2OH; CH2=CHCH = CH2.
D. HOCH2CH2CH2CH2OH; CH3CH2CH2CH3.
Đáp án đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 - Đề số 2
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 - Đề số 3
Câu 1. Thành phần của khí thiên nhiên là:
A. etan
B. propan
C. metan
D. butan
Câu 2. Chất dùng để điều chế ancol bằng phương pháp sinh hóa là:
A. Andehitt axetic
B. Etylclorua
C. Etilen
D. Tinh bột
Câu 3. Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:
A. 5,6 lít.
B. 2,8 lít.
C. 4,48 lít.
D. 3,92 lít
Câu 4. X là hỗn hợp gồm 2 anken ( ở thể khí ở điều kiện thường). Hiđrat hóa 2 anken tạo thành 4 ancol (không có ancol bậc III). Hai anken đó là:
A. propen và but-1-en
B. propen và but-2-en
C. etilen và propen
D. Propen và 2-metylpropen
Câu 5. Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây:
A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.
B. Màu của dung dịch nhạt dần, và có khí thoát ra.
C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra.
D. Màu của dung dịch không đổi.
Câu 6. Cho các chất sau: CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), CH3COCH3 (3), CH2=CHCH2OH (4). Những chất tác dụng hoàn toàn với H2 dư (Ni, to) cho cùng một sản phẩm là:
A. (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 7. Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là
A. 2-metylbut-2-en.
B. 2-metylbut-3-en.
C. 2-metylbut-1-en.
D. 3-metylbut-1-en.
Câu 8. Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCHO.
B. CH3CH(OH)CHO
C. OHC-CHO.
D. CH3CHO.
Câu 9. Đốt cháy một số mol như nhau cua 3 hiđrocacbon K, L, M ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol nước và CO2 đối với số mol của K, L, M tương ứng là 0,5 : 1 : 1,5. Xác định CT K, L, M (viết theo thứ tự tương ứng):
A. C2H4, C2H6, C3H4.
B. C3H8, C3H4, C2H4.
C. C3H4, C3H6 , C3H8.
D. C2H2 , C2H4 , C2H6
Câu 10. Hiđrocacbon làm mất màu dung dịch KMnO4 là
A. Butan.
B. Metan.
C. Etilen.
D. Etan.
Câu 11. Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:
A. CnHn, n ≥ 2.
B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên).
C. CnH2n-2, n≥ 2.
D. Tất cả đều sai.
Câu 12. Cho các chất sau: phenol, etan, etanol và propan - 1- ol. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. phenol.
B. etan.
C. etanol.
D. propan - 1 - ol.
Câu 13. Cho dung dịch chứa 4,4 gam CH3CHO tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Sau phản ứng thu được m gam bạc. Giá trị m là .
A. 10,8 gam.
B. 21,6 gam.
C. 32,4 gam.
D. 43,2 gam
Câu 14. Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
A. 18,52%; 81,48%.
B. 45%; 55%.
C. 28,13%; 71,87%.
D. 25%; 75%.
Câu 15. Chất trùng hợp tạo ra cao su Buna là
A. Buta-1,4-dien.
B. Buta-1,3-dien.
C. Penta-1,3-dien.
D. Isopren.
Câu 16. Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là:
A. C6H14.
B. C3H8.
C. C4H10.
D. C5H12.
Câu 17. Khi đun nóng ancol no, đơn chức, mạch hở Y với H2SO4 đặc ở 140oC thu được ete Z. Tỉ khối của Z đối với Y là 1,4357. X là
A. C2H5OH.
B. C4H9OH.
C. CH3OH.
D. C3H7OH.
Câu 18. Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 176 và 180.
B. 44 và 18.
C. 44 và 72. .
D. 176 và 90.
Câu 19. CH3CHO có thể tạo thành trực tiếp từ
A. CH3COOCH=CH2.
B. C2H2.
C. C2H5OH.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 20. Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 21. Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
Câu 22. Cho chuỗi phản ứng: C2H6O → X → axit axetic Y.
CTCT của X, Y lần lượt là
A. CH3CHO, CH3CH2COOH.
B. CH3CHO, CH3COOCH3.
C. CH3CHO, CH2(OH)CH2CHO.
D. CH3CHO, HCOOCH2CH3.
Câu 23. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 24. Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là
A. HCOOH, C3H7COOH.
B. CH3COOH, C2H5COOH.
C. CH3COOH, C3H7COOH.
D. HCOOH, C2H5COOH.
Câu 25. Chất tạo được kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2 là
A. HCHO.
B. HCOOCH3.
C. HCOOH.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 - Đề số 3
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải tài liệu về để xem đầy đủ nội dung bộ đề
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2020 - Đề số 4
Mời các bạn xem thêm Đề thi Hóa 9 học kì 2 mới được biên soạn năm 2020 kèm đáp án đầy đủ chi tiết tại: Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2020 - Đề số 4
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2020 - Đề số 5
Link tải chi tiết: Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2020 - Đề số 5
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2020 - Đề số 6
Link tải chi tiết: Đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2020 - Đề số 6
Ngoài Bộ đề thi Hóa học kì 2 lớp 11 năm 2019 - 2020, các em học sinh lớp 11 còn có thể tham khảo Trắc nghiệm Hóa học 11 và đề thi học kì 2 lớp 11 của các môn Toán lớp 11, môn Vật Lý lớp 11 và Tiếng Anh lớp 11 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Hóa học lớp 11 hơn.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.