Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 chương 3: Cacbon - Silic

Bài tập trắc nghiệm hóa 11 chương 3: Cacbon - Silic là tài liệu học tập môn Hóa dành cho các bạn học sinh lớp 11, 12. Tài liệu này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm kiến thức và vận dụng làm bài tập về Cacbon và Silic, giúp các bạn học tốt môn Hóa, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học môn Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

A. Tóm tắt lý thuyết hóa 11 chương 3 

CacbonSilic
Đơn chất

Các dạng thù hình: Kim cương, than chì, Fuleren,...

Cacbon chủ yếu thể hiện tính khử:

C + 2CuO \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2Cu + CO2

Cacbon thể hiện tính oxi hóa:

C + Al \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Al4C3

Các dạng thù hình: Silic tinh thể và silic vô định hình

- Silic thể hiện tính khử:

Si + 2F2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)SiF4

- Silic thể hiện tính oxi hóa:

Si +2Mg \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Mg2Si

Oxit 

CO và CO2

  • Với CO:

CO là oxit trung tính, (không tạo muối)

Có tính khử mạnh

4CO + Fe3O4 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)3Fe + 4CO2

  • Với CO2

CO2 là oxit axit

Có tính oxi hóa

CO2 + 2Mg \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)C + 2MgO

- Tan trong nước tạo dung dịch axit cacbonic

SiO2

- Tác dụng với kiềm nóng chảy

SiO2 + NaOH \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Na2SiO3 + H2O

- Tác dụng với dung dịch HF

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Axit 

Axit cacbonic (H2CO3)

- Không bền, phân hủy thành CO2 và nước

- Là axit yếu, trong dung dịch phân li thành 2 nấc

Axit silixic (H2SiO3)

- Ở dạng rắn, ít tan trong nước

- Là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic

Muối 

Muối cacbonat

- Muối cacbonat của kim loại kiềm dễ tan trong nước và bền với nhiệt. Các muối cacbonat khác ít tan và bị nhiệt phân.

CaCO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CaO + CO2

- Muối hidrocacbonat dễ tan và dễ bị nhiệt phân

Ca(HCO3)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CaCO3 + CO2 + H2O

Muối Silicat

- Muối Silicat của kim loại kiềm dễ tan trong nước.

- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3, K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng, có nhiều ứng dụng trong thực tế.

B. Trắc nghiệm hóa 11 chương 3

Câu 1. Kim cương và than chì là các dạng:

A. đồng hình của cacbon

B. đồng vị của cacbon

C. thù hình của cacbon

D. đồng phân của cacbon

Câu 2. Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của ĐTHN, theo chiều từ C đến Pb, nhận định nào sau đây sai

A. Độ âm điện giảm dần

B. Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần

C. Bán kính nguyên tử giảm dần

D. Số oxi hoá cao nhất là +4

Câu 3. Trong nhóm IVA, những nguyên tố nào chỉ thể hiện tính khử ở trạng thái đơn chất:

A.C, Si

B. Si, Sn

C. Sn, Pb

D.C, Pb

Câu 4. Trong các phản ứng nào sau đây, phản ứng nào sai

Câu 5. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đkc) vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm:

A- Chỉ có CaCO3

B- Chỉ có Ca(HCO3)2

C- Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2

D- Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đkc) vào dd nước vôi trong có chứa 0,05 mol Ca(OH)2 thu được 2g kết tủa. Giá trị của V là:

A. 0,448 lít

B.1,792 lít

C. 1,680 lít

D. A hoặc B đúng

Câu 7. Cho dãy biến đổi hoá học sau: CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 → CaCO3 → CO2

Điều nhận định nào sau đây đúng:

A. Có 2 phản ứng oxi hoá- khử

B. Có 3 phản ứng oxi hoá- khử

C. Có 1 phản ứng oxi hoá- khử

D. Không có phản ứng oxi hoá- khử

Câu 8- Trong phân tử CO2, nguyên tử C ở trạng thái lai hoá

A.sp

B. sp2

C. sp3

D. Không ở trạng thái lai hoá.

Câu 9. Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl.Để loại bỏ HCl ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

A. Dung dịch NaHCO3 bão hoà

B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà

C. Dung dịch NaOH đặc

D. Dung dịch H2SO4 đặc

Câu 10. Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là

A. đồng(II) oxit và mangan oxit

B.đồng(II) oxit và magie oxit

C. đồng(II) oxit và than hoạt tính

D. than hoạt tính

Câu 11. Cho 2,44g hổn hợp NaCO3 và K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl2 2M. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa.Thể tích dd BaCl2 2M tối thiểu là

A. 0,01 lít

B. 0,02 lít

C. 0,015 lít

D. 0,03 lít

Câu 12. Cho2,44g hỗn hợp NaCO3 và K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl2. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa. Lọc tách kết tủa,cô cạn dd nước lọc thu được m gam muối clorua.Giá trị của m:

A. 2,66g

B. 22,6g

C. 26,6g

D. 6,26g

Câu 13. Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều

A. tan trong nước

B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit

C. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm

D. không tan trong nước

Câu 14. Cho m gam hỗn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 32,3g muối clorua. Giá trị của m là:

A. 27g

B. 28g

C. 29g

D. 30g

Câu 15. Cho 3,45g hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được V lít CO2 (đkc) và 3,12g muối clorua. Giá trị của V là:

A. 6,72 lít

B. 3,36 lít

C  0,67 lít

D. 0,672 lít

Câu 16. Hiện tượng xảy ra khi trộn dd Na2CO3 với dd FeCl3

A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu

B. Có bọt khí thoát ra khỏi dd

C. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt

D. A và B đúng

Câu 17. (TSĐH-A/07) Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đkc) và dd X. Khi cho dư nước vôi trong vào dd X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là:

A. V = 22,4(a-b)

B. V = 11,2(a-b)

C. V = 11,2(a+b)

D. V = 22,4(a+b)

Câu 18. (TSĐH-A/07) Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít, thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,032

B. 0.048

C. 0,06

D. 0,04

Câu 19. Một hổn hợp khí gồm CO và N2 có tỉ khối so với H2 là 14.Nếu thêm 20% thể tích khí N2 vào hổn hợp thì tỉ khối so với H2 của hổn hợp mới sẽ thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi

B. Giảm

C. Tăng

D. Không xác định

Câu 20. Để khử hoàn toàn hổn hợp FeO,CuO cần 4,48 lít H2 (đkc). Nếu cũng khử hoàn toàn hổn hợp đó bằng CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua dd nước vôi trong dư tạo ra bao nhiêu gam kết tủa?

A.1,0g

B. 2,0g

C. 20g

D. 10g

-------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Bài tập trắc nghiệm chương 3: Cacbon - Silic, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Hóa học 12

    Xem thêm