Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoá 11 bài 16: Hợp chất của cacbon

Hoá 11 bài 16: Hợp chất của cacbon được VnDoc biên soạn là toàn bộ lý thuyết hóa Hợp chất của cacbon bài 16 hóa 11. Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập cũng như rèn luyện củng cố kiến thức. Mời các bạn tham khảo.

A. Cacbon monooxi

I. Tính chất vật lí

Cacbon monooxit là chất khí, không màu, không mùi, không vị, độc, hơi nhẹ hơn không khí, tan rất ít trong nước

Hóa lỏng ở - 191,5oC, hóa rắn ở: - 205,2oC

II. Tính chất hoá học

1. Cacbon monooxit là oxit không tạo muối (oxit trung tính)

Không tác dụng với nước, axit và dd kiềm ở điều kiện thường.

2. Tính khử

Khí CO cháy với ngọn lửa màu lam nhạt và toả nhiều nhiệt.

CO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2

Khử oxi kim loại
CO + Fe2O3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2 + Fe

III. Điều Chế

Trong phòng thí nghiệm

Khí CO được điều chế bằng cách đun nóng axit fomic

HCOOH \overset{H_{2} SO_{4}  đặc}{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} đặc}{\rightarrow}\) CO + H2O

2. Trong công nghiệp

Khí CO thường được sản xuất bằng cách cho hơi nước đi qua than nung đỏ:

Phương pháp khí than ướt: Cho hơi H2O qua than nóng đỏ.

C + H2O \overset{1050^{\circ } C}{\rightleftharpoons}\(\overset{1050^{\circ } C}{\rightleftharpoons}\) CO + H2

Phương pháp khí lò gas: CO2 bị khử thành CO

CO2 + C \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CO.

B. Cacbon đioxit (CO2)

I. Tính chất vật lí

Cacbon đi oxit là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí, tan ít trong nước CO2 là chất gây lên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.

Ở trạng thái rắn, CO2 tạo thành một khối trắng, gọi là '' nước đá khô". Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.

II. Tính chất hoá học

CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất => dùng để dập tắt đám cháy

CO2 là oxit axit tác dụng với nước tạo axit 2 nấc rất yếu và kém bền.

CO2 + H2O \overset{}{\rightleftharpoons}\(\overset{}{\rightleftharpoons}\) H2CO3

III. Điều Chế

1. Trong phòng thí nghiệm

CO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi

CaCO3 + HCl → CO2↑ + CaCl2 + H2O

2. Trong công nghiệp

Đốt cháy hoàn toàn than, dầu mỏ, khí thiên nhiên trong O2 hoặc không khí
Từ qúa trình nung vôi, lên men, nguồn tự nhiên

C. Axit cacbonic và muối Cacbonat

I. Axit cacbonic (H2CO3

Là một axit yếu, kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị thủy phân thành CO2 và nước.

H2CO3 \overset{}{\rightleftharpoons}\(\overset{}{\rightleftharpoons}\)  H+ + HCO3

HCO3- \overset{}{\rightleftharpoons}\(\overset{}{\rightleftharpoons}\) H+ + CO32- 

=> Axit cacbonat tạo ra 2 muối: muối hiđro cacbonat (HCO3-) và muối cacbonat (CO32-).

II. Muối Cacbonat 

1. Tính chất

a) Tính tan

Muối của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hiđrocaconat dễ tan trong nước. Còn lại không tan

b) Tác dụng với axit tạo khí CO2.

Thí dụ

NaHCO3 + HCl → CO2↑ + H2O + NaCl

HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O

c) Muối hidro cacbonat tác dụng với dung dịch kiềm.

Thí dụ

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → H2O

d) Phản ứng nhiệt phân.

Thí dụ:

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CaO + CO2

NaHCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Na2CO3 + CO2↑ + H2O

Muối trung hòa của kim loại kiềm bền với nhiệt

Muối cacbonat trung hòa của các kim loại khác, cũng như muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân

2. Ứng dụng

CaCO3: là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm sản xuất vôi, chất độn

Na2CO3: Dùng công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt

NaHCO3: Công nghiệp thực phẩm, dược phẩm NaHCO3 còn được làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit.

------------------------

Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như biết cách vận dụng kiến thức đã học của bài áp dụng vào các dạng bài tập, từ đó rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập hóa 11 sách giáo khoa bài 11 tại:

.................................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Hoá 11 bài 16: Hợp chất của cacbon, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm