Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 11 Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon

VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học xinh tham khảo tài liệu Hệ thống hóa về hiđrocacbon, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ rèn luyện giải bài tập Hóa học 11 nhanh và chính xác nhất.

A. Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 172 SGK Hóa học lớp 11

Bài 1 trang 172 SGK Hóa 11

So sánh tính chất hoá học của:

a. Anken với ankin

b. Ankan với ankylbenzen

Cho ví dụ minh hoạ

Đáp án hướng dẫn giải

* So sánh tính chất hóa học anken và ankin:

Giống nhau:

+ Cộng hiđro.

CH2 = CH2 + H2 → CH3 - CH3

CH ≡ CH + H2 → CH3-CH3

+ Cộng brom (dung dịch).

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br -CH2Br

CH ≡ CH + 2Br2 → CHBr2 -CHBr2

+ Cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

+ Làm mất màu dung dịch KMnO4.

3CH≡ CH + 4H2O + 8KMnO4 → 3(COOH)2 + 8MnO2 + 8KOH

3C2H4 + 2KMnO4 +4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2

- Khác nhau:

+ Anken: Không có phản ứng thế bằng ion kim loại.

+ Ankin: Ank-1-in có phản ứng thế bằng ion kim loại.

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC ≡ CAg + 2NH4NO3

Bài 2 trang 172 SGK Hóa 11

Trình bày phương pháp hoá học

a. Phân biệt các bình đựng khí riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2

b. Tách riêng khí metan từ hỗn hợp với lượng nhỏ các chất C2H4, C2H2.

Đáp án hướng dẫn giải

a. Lấy các mẫu khí nhỏ từ các bình đừng khí và đánh số theo thứ tự.

  • Cho tàn đóm qua các mẫu khí, mẫu nào làm tàn đóm bùng cháy thì đó là O2.
  • Lần lượt dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch AgNO3/NH3, mẫu khí nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa vàng thì đó là C2H2.

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3

  • Lần lượt dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch brôm, khí nào làm nhạt màu dung dịch brôm thì đó là C2H4.

CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)

  • Đốt cháy hai mẫu khí còn lại, dẫn sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là CH4

2H2 + O2 → 2H2O

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

  • Khí còn lại là H2

b. Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Br2 dư, C2H4 và C2H2 sẽ tác dụng hết với dung dịch Br2, khí đi ra là metan.

CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)

CH≡CH + 2Br2 (nâu đỏ) → Br2CH-CHBr2 (không màu)

Bài 3 trang 172 SGK Hóa 11

Viết các phương trình hoá học của các phản ứng hoàn thành dãy chuyển hoá sau:

a. Etan \overset{(1)}{\rightarrow}\(\overset{(1)}{\rightarrow}\) Etilen \overset{(2)}{\rightarrow}\(\overset{(2)}{\rightarrow}\) polietilen

b. Metan \overset{(1)}{\rightarrow}\(\overset{(1)}{\rightarrow}\) Axetilen \overset{(2)}{\rightarrow}\(\overset{(2)}{\rightarrow}\) vinyl axetilen \overset{(3)}{\rightarrow}\(\overset{(3)}{\rightarrow}\) butadien \overset{(4)}{\rightarrow}\(\overset{(4)}{\rightarrow}\) polibutadien

c. Benzen → brombenzen

Đáp án hướng dẫn giải

Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Bài 4 trang 172 SGK Hóa 11

Viết phương trình hoá học tổng quát của phản ứng đốt cháy các loại hiđrocacbon đã nêu trong bảng 7.2. Nhận xét về tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O trong sản phẩm cháy của mỗi loại hiđrocacbon.

Đáp án hướng dẫn giải 

bài 4 trang 172 sgk hóa 11

Bài 5 trang 172 SGK Hóa 11

Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X (là chất lỏng ở điều kiện thường) thu được CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ 2:1. Công thức phân tử của X có thể là công thức nào sau đây?

A. C4H4

B. C5H12

C. C6H6

D. C2H2

Đáp án hướng dẫn giải

Đáp án C

Khi đốt cháy X thu được CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ 2 : 1

=> X có số C bằng số H

Mà X là chất lỏng ở điều kiện thường nên X chỉ có thể là C6H6

B. Trắc nghiệm Hóa 11 bài 38

Câu 1: Phân biệt metan và etilen dùng dung dịch nào sau đây?

A. Br2

B. NaOH

C. NaCl

D. AgNO3 trong NH3

Câu 2: Để tách etilen ra khỏi hỗn hợp gồm etilen và axetilen ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch

A. Br2

B. KMnO4

C. HCl

D. AgNO3 trong NH3

Câu 3: Cho các chất : etilen, axetilen, vinyl axetilen, but- I-in, but-2-in. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 4: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?

A.benzen

B. metan

C. toluen

D. axetilen

Câu 5: Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clobutan?

A. but-2-in

B. buta-1,3-điện

C. but-1-in

D. but-1-en

Để xem toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm cũng như đáp án tại: Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon

--------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 11 Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Hóa học lớp 11

    Xem thêm