Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 11 bài 6: Bài thực hành 1

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa 11 bài 6: Bài thực hành 1 Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li, hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện cách viết báo cáo thực hành hóa 11 bài 6 một cách đơn giản hơn.

>> Bài trước đó: Giải bài tập Hóa 11 Bài 5: Luyện tập chương 1

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

1. Thí nghiệm 1: Tính axit - bazơ

Dụng cụ:

  • Mặt kính đồng hồ.
  • Ống hút nhỏ giọt.
  • Bộ giá ống nghiệm.

Hóa chất :

  • Dung dịch HCl 0,1M.
  • Giấy chỉ thị pH.
  • Dung dịch NH4Cl 0,1M.
  • Dung dịch CH3COONa 0,1M.
  • Dung dịch NaOH 0,1M.

Cách tiến hành thí nghiệm:

  • Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,10M.
  • So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH.
  • Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau: CH3COOH 0,10M; NaOH 0,10M; NH3 0,10M. Giải thích.

Hiện tượng và giải thích:

Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1: Môi trường axít mạnh.

  • Thay dung dịch HCl bằng dung dịch NH3 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9: Môi trường bazơ yếu.
  • Thay dung dịch NH4Cl bằng dung dịch CH3COOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 4. Môi trường axít yếu.
  • Thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 13. Môi trường kiềm mạnh.

2. Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Dụng cụ:

  • Ống nghiệm.
  • Thìa, muỗng lấy hóa chất.

Hóa chất:

  • Dung dịch Na2CO3.
  • Dung dịch CaCl2.
  • Dung dịch phenolphtalein.
  • Dung dịch ZnSO4.
  • Dung dịch NaOH.

Cách tiến hành thí nghiệm:

  • Cho khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2 đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
  • Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a) bằng dung dịch HCl loãng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
  • Một ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra.

Hiện tượng:

a. Nhỏ dung dịch Na2CO3 đặc vào dung dịch CaCl2 đặc xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.

b. Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dung dịch HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí CO2, kết tủa tan thì

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

c. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dung dịch có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc, dung dịch sẽ mất màu. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dung dịch muối trung hoà NaCl và H2O môi trường trung tính.

NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Giải thích và phương trình phản ứng:

Khi lượng NaOH bị trung hoà hết, màu hồng của Phenolphtalein trong kiềm không còn dung dịch chuyển thành không màu.

II. Báo cáo thực hành hóa 11 bài 6

Họ và tên: ........................................................................................

Lớp         : ........................................................................................

BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA 11 BÀI 6

1. Dụng cụ, hóa chất 

Dụng cụ:

Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, bộ giá ống nghiệm, ống nghiệm, thìa, muỗng lấy hóa chất.

Hóa chất:

Dung dịch HCl 0,1M, giấy chỉ thị pH, dung dịch NH4Cl 0,1M, dung dịch CH3COONa 0,1M, dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch Na2CO3, dung dịch CaCl2, dung dịch phenolphtalein, dung dịch ZnSO4, dung dịch NaOH.

2. Nội dung thí nghiệm 

STTTên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng, giải thíchPhương trình hóa học
1Thí nghiệm 1: Tính axit - bazơĐặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,10M.
So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH.
Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau: CH3COOH 0,10M; NaOH 0,10M; NH3 0,10M. Giải thích.

Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1: Môi trường axít mạnh.

Thay dung dịch HCl bằng dung dịch NH3 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9: Môi trường bazơ yếu.
Thay dung dịch NH4Cl bằng dung dịch CH3COOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 4. Môi trường axít yếu.
Thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 13. Môi trường kiềm mạnh.

2Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện liCho khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2 đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a) bằng dung dịch HCl loãng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
Một ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra.

Nhỏ dung dịch Na2CO3 đặc vào dung dịch CaCl2 đặc xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.

- Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dung dịch HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí CO2, kết tủa tan thì

- Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dung dịch có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc, dung dịch sẽ mất màu. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dung dịch muối trung hoà NaCl và H2O môi trường trung tính.

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

NaOH + HCl → NaCl + H2O.

  >> Tham khảo thêm: Viết tường trình bài thực hành 6 hóa học 11 

III. Nhắc lại lý thuyết liên quan

1. Tính axit - bazơ

a) Tính axit

Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ:

HNO3 → H+ + NO3-

CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-

Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các cation H+ trong dung dịch.

b) Tính bazơ

Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–

Thí dụ:

KOH → K+ + OH

c) Độ pH và chất chỉ thị axit - bazơ

* Độ pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó.

pH = - lg[H+]

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14:

pH = 7 môi tr­ường trung tính.

pH < 7 môi tr­ường axit.

pH > 7 môi trư­ờng bazơ.

* Chất chỉ thị axit - bazơ

Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc theo giá trị pH của dung dịch.

Người ta thường dùng giấy quỳ hoặc phenolphatalein làm chất chỉ thị axit- bazơ.

Màu của quỳ và phenolphatalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau:

d) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

  • Chất kết tủa

Thí dụ:

2K+ + SO42- + Ba2+ + Cl- → BaSO4↓ + 2K+ + 2Cl-

  • Chất điện li yếu.

Thí dụ:

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

H+ + CH3COO- → CH3COONa

  • Chất khí.

Thí dụ:

2H+ + CO32- → CO2 + H2O

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Hóa 11 Bài 7: Nitơ

--------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 11 bài 6: Bài thực hành 1. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hy vọng thông qua tài liệu này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bảng báo cáo thực hành hóa 11 bài 6.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập Hóa 11: Bài thực hành 1. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Hóa học lớp 11

    Xem thêm