Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Anken

Với mong muốn cung cấp đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 thật nhiều tài liệu tham khảo hay phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn Hóa học, VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn: Trắc nghiệm Hóa học lớp 11: Anken

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Trắc nghiệm Hóa học lớp 11: Anken để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 35 câu trắc nghiệm về Anken và có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

A. Tài liệu ôn tập Học kì 2 Hóa 11 

B. Trắc nghiệm Hóa học lớp 11: Anken

Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan.

B. 3-metylpent-3-en.

C. 3-metylpent-2-en.

D. 2-etylbut-2-en.

Câu 2: Số đồng phân của C4H8 là

A. 7.

B. 4.

C. 6.

D. 5.

Câu 3: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 10.

Câu 4: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 5: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 10.

Câu 6: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. ankin.

B. ankan.

C. ankađien.

D. anken.

Câu 7: Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 8 liên kết xích ma. CTPT của X là

A. C2H4.

B. C4H8.

C. C3H6.

D. C5H10.

Câu 8: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?

A. (3) và (4).

B. (1), (2) và (3).

C. (1) và (2).

D. (2), (3) và (4).

Câu 9: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-metylbut-2-en.

B. 2-clo-but-1-en.

C. 2,3- điclobut-2-en.

D. 2,3- đimetylpent-2-en.

Câu 10: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?

CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).

A. (I), (IV), (V).

B. (II), (IV), (V).

C. (III), (IV).

D. (II), III, (IV), (V).

Câu 11: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

B. Phản ứng trùng hợp của anken.

D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 12: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.

C. CH3-CH2-CHBr-CH3.

B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br

D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 13: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là

A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).

B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).

C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).

D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).

Câu 15: Anken thích hợp để điều chế ancol sau đây (CH3CH2)3C-OH là

A. 3-etylpent-2-en. B. 3-etylpent-3-en.

C. 3-etylpent-1-en. D. 3,3- đimetylpent-1-en.

Câu 16: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:

A. (-CH2=CH2-)n

B. (-CH2-CH2-)n

C. (-CH=CH-)n.

D. (-CH3-CH3-)n

Câu 17: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:

A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.

C. K2CO3, H2O, MnO2.

B. C2H5OH, MnO2, KOH.

D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.

Câu 18: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 0,05 và 0,1.

B. 0,1 và 0,05.

C. 0,12 và 0,03.

D. 0,03 và 0,12.

Câu 19: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

A. etilen.

B. but - 2-en.

C. hex- 2-en.

D. 2,3-dimetylbut-2-en.

Câu 20: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:

A. 12 gam.

B. 24 gam.

C. 36 gam.

D. 48 gam.

Câu 21: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:

A. 25% và 75%.

B. 33,33% và 66,67%.

C. 40% và 60%.

D. 35% và 65%.

Câu 22: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một trong 2 anken là:

A. 50%. B. 40%. C. 70%. D. 80%.

Câu 23: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:

A. C2H4 và C3H6.

B. C3H6 và C4H8.

C. C4H8 và C5H10.

D. C5H10 và C6H12.

Câu 24: Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là:

A. C4H8.

B. C5H10.

C. C3H6.

D. C2H4

Câu 25: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:

A. C2H4 và C4H8.

B. C3H6 và C4H8.

C. C4H8 và C5H10.

D. A hoặc B.

Câu 26: Cho 10 lít hỗn hợp khí (54,6oC; 0,8064 atm) gồm 2 olefin lội qua bình dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 16,8 gam. CTPT của 2 anken là (Biết số C trong các anken không vượt quá 5)

A. C2H4 và C5H10.

B. C3H6 và C5H10.

C. C4H8 và C5H10.

D. A hoặc B.

Câu 27: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là:

A. C3H6.

B. C4H8.

C. C2H4.

D. C5H10.

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2 và 2,4 mol nước. Giá trị của b là:

A. 92,4 lít.

B. 94,2 lít.

C. 80,64 lít.

D. 24,9 lít.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:

A. 2,24.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 1,68.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 0,09 và 0,01.

B. 0,01 và 0,09.

C. 0,08 và 0,02.

D. 0,02 và 0,08.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 10ml hiđrocacbon X cần vừa đủ 60 ml khí oxi, sau phản ứng thu được 40 ml khí cacbonic. Biết X làm mất màu dung dịch brom và có mạch cacbon phân nhánh. CTCT của X

A. CH2=CHCH2CH3.

B. CH2=C(CH3)2

C. CH2=C(CH2)2CH3.

D. (CH3)2C=CHCH3.

Câu 32: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Z, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là:

A. 20.

B. 40.

C. 30.

D. 10.

Câu 33: Ba hidrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 30

B. 10

C. 40

D. 20

Câu 34: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X đi qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hidro hóa là?

A. 20%

B. 25%

C. 50%

D. 40%

Câu 35: Một hidrocacbon X cộng hợp với HCl theo tỉ lệ mol 1: 1 tạo ra sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là:

A. C4H8

B. C3H6

C. C3H4

D. C2H4

Câu 36: Cho phản ứng

C3H6 + KMnO4 + H2O → CH3CH(OH)CH2(OH) + MnO2 + KOH

Sau khi cân bằng hệ số các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là:

A. 3, 2, 3, 4, 2, 2

B. 3, 2, 4, 3, 2, 2

C. 3, 2, 4, 2, 3, 2

D. 3, 2, 2, 3, 2, 4

Câu 37: Cho dãy chất: C3H6, C2H6, C2H4, C3H8, CH2=CH-Cl

Số chất tham gia phản ứng trùng hợp là?

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 38: Ba hidrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 30

B. 10

C. 40

D. 20

Câu 39. Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X đi qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hidro hóa là?

A. 20%

B. 25%

C. 50%

D. 40%

Câu 40: Một hidrocacbon X cộng hợp với HCl theo tỉ lệ mol 1: 1 tạo ra sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là:

A. C4H8

B. C3H6

C. C3H4

D. C2H4

C. Hướng dẫn giải chi tiết câu hỏi trắc nghiệm Anken

Câu 6.

MZ = 2.MX mà MZ = MX + 2.14 => MX + 2.14 = 2.MX => MX = 28 => X là C2H4

=> X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng anken

Câu 18. 

Khối lượng bình brom tăng = khối lượng etilen phản ứng

=> metilen = 2,8 gam => netilen = 2.8/28 = 0,1 mol

=> netan = 0,15 – 0,1 = 0,05

Câu 19. 

nBr2 = 0,05 mol => nanken = nBr2 = 0,05 mol

=> Manken = 2,8 / 0,05 = 56

=> anken có CTPT là C4H8

Vì hiđrat hóa A chỉ thu được 1 ancol duy nhất => A là CH3-CH=CH-CH3 (but-2-en)

Câu 20. 

Ta có nbut-1-en + nbut-2-en = 8,4 : 56 = 0,15 mol.

CTPT của hhX là C4H8

C4H8 + Br2 → C4H8Br2

0,15 ------ 0,15

→ mBr2 = 0,15 x 160 = 24 gam

Câu 21. 

Gọi công thức phân tử chung của anken là CnH2n

m↑= mX = 7,7gam M = 7,7/0,15 ≈ 51,33 =>14n = 51,33 = >n ≈ 3,67

Công thức của anken là C3H6 và C4H8

nC3H6/nC4H8 = (3,67−3)/(4−3,67) = 2/1

%VC3H6 = 23.100% = 66,67%

%VC4H8 = 100% − 66,67% = 33,33%

Câu 24. 

Anken phản ứng với Br2 nên bị hấp thụ vào bình, ankan không phản ứng nên bay ra khỏi bình.

nankan = 2,688/22,4 = 0,12 mol → nanken = 0,25 - 0,12 = 0,13 mol.

manken = mbình tăng = 7,28 gam → Manken = 7,28 : 0,13 = 56.

Đặt công thức anken là CnH2n (n ≥ 2) → 14n = 56 → n = 4.

→ CTPT của anken là C4H8.

Câu 25. 

Gọi CTC của hai anken là CnH2n

nCnH2n = 0,15 mol; mCnH2n = mbình tăng = 7,7 gam → MCnH2n = 7,7 : 0,15 ≈ 51,33

→ Hai anken cần tìm là C3H6 (M = 42) và C4H8 (M = 56) hoặc C2H4 (M = 28) và C4H8 (M = 56)

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Hóa học lớp 11: Anken, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Hóa học 11

    Xem thêm