Hóa 11 bài 7: Nitơ
Bài 7 Hóa 11 Nito
Hóa 11 bài 7: Nitơ được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc là nội dung kiến thức trọng tâm Bài 7 hóa 11. Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn luyện củng cố lại bài học. Mời các bạn tham khảo.
>> Bài trước đó: Hóa 11 bài 6: Bài thực hành 1
A. Lý thuyết Hóa học 11 bài 7
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
Nitơ nằm ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nitơ là 1s22s22p3.
=> Có 3e độc thân ở phân lớp 2p có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với nguyên tử khác.
Công thức cấu tạo của phân tử nitơ có cấu tạo là: N ≡ N.
II. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
Ở điều kiện thường nitơ là khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở -196oC.
Khí nitơ tan it trong nước và không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
III. Tính chất hóa học
Trong các hợp chất nitơ có các số oxi hóa: -3 ; +1 ; +2 ; +3 ; +4 ; +5. Các mức số oxi hóa tùy thuộc vào các nguyên tố khác trong hợp chất.
Do vậy Nitơ có tính oxi hóa và tính khử.
Tính oix hóa vẫn là tính chất chủ yếu của nitơ
1. Tính oxi hóa ( No + 3e → N-3)
a. Tác dụng với kim loại (Ca, Mg, Al,...) tạo thành nitrua kim loại.
Thí dụ:
Ca + N20 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Ca3N2-3
b. Tác dụng với hiđro tạo ra khí amoniac
Điều kiện: Nhiệt độ cao, áp suất cao và có mặt chất xúc tác
N20 + 3H2 \(\overset{xt, t^{\circ } , p}{\rightleftharpoons}\) 2N-3H3
Nhận xét: Trong những phản ứng thí dụ trên số oxi hóa của nguyên tố nit ơ giảm từ 0 đến - 3 => Nitơ thể hiện tính oxi hóa
2. Tính khử
Nitơ tác dụng với oxi trong từng điều kiện khác nhau thì nguyên tử nitơ có số oxi hóa khác nhau.
Khoảng 3000oC ( hoặc nhiệt độ lò hồ quang điện), ni ơ phản ứng trực tiếp với oxi tạo ra nitơ monooxit NO
N20 + O2 \(\overset{ t^{\circ } }{\rightleftharpoons}\) 2N+2O
Nhận xét: Ở thí dụ trên số oxi hóa oxi tăng từ 0 lên + 2 => Nitơ thể hiện tính khử
Điều kiện thường, khí NO không màu tác dụng ngay với oxi trong không khí tạo ra nitơ đioxit NO2 có màu nâu đỏ:
2N+2O + O2 → 2N+4O2
IV. Ứng dụng
Nguyên tố nitơ là thành phần dinh dưỡng chính của thực vật.
Trong công nghiệp: phần lớn dùng để tổng hợp NH3, HNO3, phân đạm,…
V. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, ni tơ tồn tại ở dạng tự do và hợp chất. Ở dạng tự do khí nitơ chiếm 78,16% thể tích của không khí, hoặc gần đúng có thể coi ni tơ chiếm 4/5 thể tích của không khí.
Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong hợp chất (NaNO3)
VI. Điều chế
1. Trong công nghiệp
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Sau khi loại bỏ CO2 và hơi nước, không khí được hóa lỏng dưới áp suất cao và nhiệt độ thấp. Nâng nhiệt độ không khí lỏng đến -196oC thì nitơ sôi và được lấy ra.
2. Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit
NH4NO2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) N2 + 2H2O
Đun nóng dung dịch bão hòa của amoni clorua và natri nitrit
NH4Cl + NaNO2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) N2 + NaCl + 2H2O
>> Bài tiếp theo: Hóa 11 bài 8: Amoniac và muối amoni
B. Giải bài tập Hóa 11 bài 7
Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như biết cách vận dụng kiến thức đã học của bài áp dụng vào các dạng bài tập, từ đó rèn luyện kĩ năng thao tác 7 tại:
............................................................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Hóa 11 bài 7: Nitơ, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.