Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học”

Cách tổ chức giảng dạy Tài liệu giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học là một câu hỏi tự luận trong bộ đề dành cho giáo viên. Mời thầy cô tham khảo chi tiết để hoàn thành tốt câu hỏi tự luận của cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2021 - 2022. Câu trả lời dưới đây là những gợi ý để bạn đọc tham khảo đáp án bài thi an toàn giao thông.

Câu hỏi: Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, thầy/cô hãy chia sẻ cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 1

Để tổ chức dạy tài liệu " Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học" có hiệu quả, ta cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giáo dục trên lớp và ngoài phạm vi lớp học:

* Trong giờ lên lớp:

- Ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.

- Sử dụng các câu khẩu hiệu, dễ nhớ để học sinh dễ nhớ và thực hiện hơn.

- Tìm hiểu kĩ đặc trưng năng lực mỗi học sinh, nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp.

- Chủ động tìm thêm tài liệu tranh, ảnh, video về an toàn giao thông hay, lạ để đưa vào các bài dạy tạo hứng thú cho học sinh.

- Tổ chức các trò chơi tìm hiểu an toàn giao thông.

- Chú trọng, nhấn mạnh các nội dung chính:

+ Đi bên tay phải, sá lề đường, đúng hướng đường, làn đường dành cho mình.

+ Đi chậm, quan sát kĩ xung quanh, nhất là những nơi xe cộ phức tạp, hay tầm nhìn bị che khuất.

+ Thứ tự các xe ưu tiên.

+ Các loại biển báo giao thông, quy định về an toàn giao thông (phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch khi tham gia giao thông,....).

+ Các điều nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông.

...

* Ngoài giờ lên lớp:

- Tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề "An toàn giao thông".

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, vẽ tranh tuyên truyền cổ động an toàn giao thông.

- Tạo điều kiện cho các lớp, các nhóm học sinh tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông.

- Trao đổi với phụ huynh về an toàn giao thông, đề nghị phụ huynh phối kết hợp với giáo viên tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm hiểu an toàn giao thông, chấp hành các quy tắc an toàn giao thông ngoài thực tế.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 2

Sau mỗi giờ dạy về an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học ......., nhà trường và giáo viên giảng dạy đều tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. 100% học sinh có tài liệu đọc trước, phụ huynh học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu của học sinh. Ban chỉ đạo, tổ công tác cơ sở tổ chức giao ban, dự giờ thường xuyên theo lịch; tổ chức khảo sát, thăm dò tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia thí điểm và 100% phụ huynh học sinh có con, em tham gia thí điểm bộ tài liệu này.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã báo cáo Bộ GD&ĐT và UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 tại các trường học trên địa bàn thành phố từ đầu năm học.

Do vậy, với bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” khi được giảng dạy đại trà tại các trường học trên địa bàn thành phố sẽ góp phần giáo dục học sinh thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông để trở thành người học sinh thanh lịch, xứng đáng là công dân của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chính vì vậy trường Tiểu học.........chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Luật giao thông đường bộ và tổ chức hội thi cho học sinh toàn trường. Đồng thời, tiến hành trao thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.

Bên cạnh công tác tổ chức hội thi trắc nghiêm, công tác giáo dục tuyên truyền luât ATGT trước cờ cũng được chú trọng quan tâm, tôi đã tham mưu nhà trường mời các đồng chí Cảnh sát giao thông về nói chuyên tuyên truyền với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

Qua đó, các kiến thức về an toàn giao thông cũng như các tình huống nguy hiểm giả định, các kỹ năng đối phó cần thiết khi găp những tình huống nguy hiểm cũng được truyền tải đến học sinh dễ dàng hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.

Để nâng cao hiêu quả của công tác giáo dục rèn luyên kỹ năng, tôi đã tổ chức hội diễn dưới dạng sân khấu hóa các tiểu phẩm về ATGT. Qua đó, các kiến thức pháp luât cũng như các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại hiêu quả cao khi chính các em trải nghiêm và nhập vai vào các tình huống đó. Hiêu quả mang lại của các hội thi mang tính giáo dục và rèn luyên kỹ năng một cách hiệu quả hơn, mang lại hứng thú hơn cho các em.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 3

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức tuyên truyền nhắc nhở các bậc phụ huynh về việc thực hiện tốt luật ATGT đường bộ thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Bậc làm cha mẹ phải gương mẫu cho con em noi theo. Tổ chức cho phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện tốt luật giao thông đường bộ: Không cho con đi xe máy đi học khi con chưa đủ tuổi; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Giáo dục con cái chấp hành tốt mọi quy định về ATGT khi tham gia giao thông trên đường (đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ…) Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao.

+ Đối với học sinh:

Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi hoạt động ngoại khóa. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

  • Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy).
  • Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.
  • Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường.
  • Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.
  • Ở tuổi các em không được chạy xe gắn máy đến trường.
  • Cho các em nhận biết các loại biển báo giao thông như: Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh.

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

  • Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
  • Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang (từ 3 xe trở lên).
  • Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.
  • Dừng xe giữa đường nói chuyện.
  • Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.
  • Rẽ đột ngột qua đầu xe.
  • Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 4

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học để đạt được hiệu quả tốt nhất là:

  • Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luật ATGT, các buổi tuyên truyền dưới cờ; Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, Hội thi rung chuông vàng về ATGT; Tổ chức giảng dạy các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông theo nội dung của tài liêu tập huấn về giáo dục ATGT trong trường học.
  • Cần trao đổi với phụ huynh học sinh để đưa ra các giải pháp như: cần hạ thấp yên xuống, hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong lên để các em không phải nhoài người ra mới nắm được tay lái
  • Khi đi từ ngõ ra đường chính, cần đi chậm và quan sát cẩn thận
  • Giáo dục cho các em không được đi lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường, không được đi dàn hàng ngang, không được buông tay lái cầm ô, dừng xe giữa đường....

Tôi đã thiết kế riêng các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ để học sinh tiếp cận nhanh hơn trong viêc rèn luyện các kỹ năng, đồng thời tải các đoạn phim tai nạn giao thông thực tế theo những vấn đề tuyên truyền để học sinh quan sát, đúc rút thêm kinh nghiêm cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông..

Tôi thường tổ chức cho các vào các tiết sinh hoạt lớp sau đó tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn vi phạm, sau đó tôi sẽ nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh tác hại của việc tuân thủ giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với những người tham gia giao thông mà từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà còn về sau này.

.......................

Chúng tôi đã cập nhật đầy đủ Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học”. Mời các bạn cùng tham gia làm đầy đủ:

Tham khảo thêm toàn bộ bài viết: Em sẽ làm gì để nâng cao ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm.

Ngoài Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học”, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo và tìm hiểu về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2021, Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2021 để trang bị thêm kiến thức tốt nhất về Luật giao thông Việt Nam.

Đánh giá bài viết
2 3.347
Sắp xếp theo

Cuộc thi An toàn giao thông

Xem thêm