Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nghĩ về tác phẩm Lão Hạc

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo các bài văn mẫu Cảm nghĩ về tác phẩm Lão Hạc được biên soạn chi tiết hỗ trợ quá trình học Ngữ văn 10 đạt kết quả cao.

Cảm nghĩ về tác phẩm Lão Hạc

Cảm nghĩ về tác phẩm Lão Hạc là một trong những bài mẫu thuộc đề 4 bài viết số 1 lớp 10: Cảm nghĩ về một tác phẩm nổi bật đã học hỗ trợ học sinh tham khảo chi tiết, tránh lạc đề và đạt kết quả cao trong bài viết của mình.

Bài mẫu số 1: Cảm nghĩ về tác phẩm Lão Hạc

Chúng ta đã từng học qua những truyện ngắn như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của người nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.

Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỷ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống. Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão "không nên" sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự "sắp xếp" cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.

Lão Hạc chết. Cái chết của lão Hạc là cái chết cùng đường, tuy bi thương nhưng sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?

Vấn đề nổi bật được thể hiện trong Lão Hạc là niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.

Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.

Bài mẫu số 2: Cảm nghĩ về tác phẩm Lão Hạc

“Lão Hạc” là tác phẩm văn học được nhắc đến rất nhiều khi nói đến tình người trong thời kì kháng chiến. Tác phẩm này được coi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945. Đó là một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn, bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã khắc họa vào lòng người đọc một cách sâu đậm về hình ảnh một lão nông dân đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con. Và đó cũng chính là tác phẩm đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Xuất hiện trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ 7” năm 1943. “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về tình cảm của người nông dân trước cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bọt bèo, đồng thời hiểu được sự biến chất của từng bộ phận trong xã hội xưa.

Câu chuyện viết về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe dọa của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại nỗi xúc động sâu sắc trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng đổ xuống những cuộc đời lương thiện. Lão Hạc là một sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, sự ngợi ca trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố và nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với phẩm chất đáng quý: chăm chỉ, cần cù, giàu yêu thương và đầy đức hi sinh... Ta gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trân trọng: Lão Hạc và cậu con trai, ông giáo và người vợ, Binh Tư.... Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng, ta vẫn tìm thấy một ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa tình yêu.

Cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những ngày tháng đau khổ bất hạnh, một kiếp người chua chát và cay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng. Góa vợ từ khi còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ những mong con khôn lớn, trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau khi tuổi già. Nhưng niềm hạnh phúc ấy đã không đến với lão. Vì ko đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồn điền cao su. Cảnh chia lìa của cha con lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc mất vợ nay lại thêm nỗi đau mất con. Cảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha. Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh này rồi nối tiếp bất hạnh khác, nó cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khốn khổ ấy. Kiệt sức vì lam lũ lầm than, vì mòn mỏi chờ đợi khiến Lão ốm nặng. Sau trận cơn bệnh đó lão ốm đi rất nhiều và không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão hạc rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn. Lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ khoai, củ ráy, sung luộc... Những thứ cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực.

Cùng đường sống, lão Hạc tìm đường đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình, Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, mồm tru tréo bọt mép sùi ra". Vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết ”Cái chết thật dữ dội! Số phận con người, một kiếp người như lão Hạc thật đau thương". Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, Nam Cao đã nói lên bao tình thương nỗi xót xa con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như lão. Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao, Lang Rận thắt cổ chết và lão Hạc cũng quyên sinh bằng bả chó! Lão Hạc từng hỏi ông giáo: “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng?”. Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một con người.

Cái chết của Lão Hạc là một cú giáng vào thời đó, hờ hững, cố chấp vẫn cầm tù chúng ta. Khi chúng ta sáng mắt lên, hiểu ra rằng, lúc lão gàn dở nhất chính là lúc lão cao đẹp nhất, rằng tất cả những toan tính, lo liệu lẫn thẩn của lão, thực chất chứa đựng một phẩm chất thuần khiết, cao quí vô ngần thì đã muộn, quá muộn rồi! Bản lĩnh lớn nhất của Nam Cao có lẽ là ở đây. Cứ viết về những chuyện vặt vãnh dường như tẻ nhạt mà làm ta dằn vặt. Bởi dưới ngòi bút Nam Cao, cái nhỏ nhặt không đâu trở nên thăm thẳm, cái hàng ngày dễ quên lại chứa đựng muôn đời. Phát hiện càng sâu sắc bao nhiêu, càng truyền cảm bấy nhiêu. Viết về cái tầm thường mà làm sống dậy những ý nghĩa không thể xem thường, đó mới là Nam Cao.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu chỉ mình ta mới khổ. Như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà trở thành trộm cắp. Đó là một ông giáo, một người tri thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát khỏi áp lực của cảnh nghèo.

Truyện ngắn Lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn gửi gắm một nỗi niềm riêng tư. Có lẽ là nỗi đau của hàng ngàn, hàng vạn nỗi đau của nông dân trước Cách mạng. Tác giả đề cao vai trò của nhân phẩm trong đời sống. Tha biến nhưng không tha tâm.

Tôi không nghĩ thành công của truyện ngắn “Lão Hạc” là chỉ nhờ vào bàn tay của cấu trúc. Nhưng dù sao, ở đâu nó cũng là nhân tố chủ lực. Trước hết là cấu trúc mạch truyện. Truyện được triển khai theo bốn chủ đề lớn. Nó khiến cho câu chuyện đơn sơ mà có sức chan chứa, sức nén không ngờ. Vừa triết luận lại nhìn đời bằng đôi mắt tình thương. Vừa nghiên ngán vẽ kiếp sống nhục nhã của con người. Vừa triết lí về một thế trong nhân sinh “không nên hoãn sự sung sướng lại”. Nam Cao đã làm chủ cây bút của mình. Mà ở điểm này, nhân tố quyết định sự sống còn của tác phẩm là chiều sâu và sức sống của hình tượng nhân vật chứ không phải sự lôi cuốn của mạch truyện hay cấu trúc ý tưởng và cảm ứng. Vậy là cái thần, cái hồn thiên nhiên nằm ở Lão Hạc. Và tinh hoa của bút Nam Cao hội tụ ở nhân vật này mà thôi! Mà nó thật sinh đậm, thể hiện việc kiến tạo một hình tượng cấu trúc phạm vi và sống động.

Tuy đọc qua nhiều lần truyện này. Nhưng có lẽ không lần nào tôi dừng lại khi chưa đọc xong. Những lúc đó, tôi lại thấy má mình lành lạnh. Cuộc sống có quá nhiều khó khăn, nhưng Lão Hạc luôn là một tấm gương để chúng ta học tập không ngừng và sống tốt hơn.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải bài tập Địa 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm