Câu hỏi trắc nghiệm giáo viên dạy giỏi THPT

Câu hỏi trắc nghiệm thi giáo viên dạy giỏi THPT

VnDoc xin chia sẻ với các bạn đọc bộ câu hỏi trắc nghiệm thi giáo viên dạy giỏi THPT. Đây sẽ là tài liệu ôn thi giáo viên dạy giỏi hữu ích cho các bạn trước khi bước vào kỳ thi giáo viên dạy giỏi chính thức.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi giáo viên dạy giỏi THPT

Câu 1: Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT có hiệu lực thi hành từ tháng năm nào?

A. Tháng 10 năm 2009

B. Tháng 12 năm 2009

C. Tháng 10 năm 2010

D. Tháng 09 năm 2010

Câu 2: Theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên THPT có bao nhiêu tiêu chuẩn, bao nhiêu tiêu chí?

A. 4 tiêu chuẩn, 22 tiêu chí

B. 5 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí

C. 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí

D. 7 tiêu chuẩn, 26 tiêu chí

Câu 3: Theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Tiêu chuẩn 3: năng lực dạy học có bao nhiêu tiêu chí?

A. 6 tiêu chí

B. 7 tiêu chí

C. 8 tiêu chí

D. 5 tiêu chí

Câu 4: Tiêu chí Xây dựng môi trường học tập thuộc Tiêu chuẩn nào trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên?

A. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

B. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

C. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

D. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Câu 5: Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 Hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV trung học theo chuẩn giáo viên theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT qui định điểm cao nhất của mỗi tiêu chí là:

A. 4 (bốn) điểm.

B. 5 (năm) điểm.

C. 6 (sáu) điểm.

D. 3 (ba) điểm.

Câu 6: Theo quy định về hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, phương án nào sau đây là đúng?

A. Bài soạn của giáo viên không được xem là minh chứng.

B. Khi đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp điều cần thiết và hết sức quan trọng là phải căn cứ vào các minh chứng.

C. Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp không được lượng hóa bằng điểm số cụ thể.

D. Hằng năm, vào cuối mỗi học kì, hiệu trưởng tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Câu 7: Theo quy định về hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, giáo viên được xếp loại:

A. 4 loại (xuất sắc, khá, trung bình, kém)

B. 5 loại (xuất sắc, khá, trung bình, yếu, kém)

C. 4 loại (xuất sắc, khá, trung bình, yếu)

D. 5 loại (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém)

Câu 8: Theo quy định về hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, nội dung nào sau đây thuộc mức điểm cao nhất trong Tiêu chí 9: Đảm bảo kiến thức môn học?

A. Nắm vững kiến thức môn học; có kiến thức chuyên sâu để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi.

B. Có kiến thức sâu, rộng về môn học, có thể giúp đỡ đồng nghiệp những vấn đề chuyên môn mới và khó.

C. Nắm vững các mạch kiến thức môn học xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lôgic, hệ thống.

D. Nắm vững nội dung môn học được phân công để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống.

Câu 9: Theo quy định về hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, nội dung nào sau đây thuộc mức điểm cao nhất trong Tiêu chí 10: Đảm bảo chương trình môn học

A. Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hoá.

B. Nắm vững các mạch kiến thức môn học xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lôgic, hệ thống; nắm được mối liên hệ giữa kiến thức môn học được phân công dạy với các môn học khác...

C. Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện đầy đủ kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tương đối tốt yêu cầu phân hoá.

D. Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tốt yêu cầu phân hoá.

Câu 10: Tiêu chí Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh thuộc Tiêu chuẩn nào trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên?

A. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

B. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

C. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

D. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Câu 11: Theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục có bao nhiêu tiêu chí?

A. 5 tiêu chí

B. 6 tiêu chí

C. 4 tiêu chí

D. 3 tiêu chí

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là đúng và đầy đủ nhất?

A. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

B. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là để giúp giáo viên trung học tự đánh giá, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

C. Đối với giáo viên, ngoài việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành.

D. Đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện từng học kỳ và cuối năm học.

Câu 13: Nội dung “Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh” là một yêu cầu của tiêu chuẩn nào dưới đây?

A. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

B. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

C. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

D. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Câu 14: Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để:

A. Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên.

B. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục.

C. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.

D. Bao gồm tất cả các nội dung trên.

Câu 15: Một trong những yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng là:

A. Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là học sinh nắm được nội dung bài học và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK.

B. Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng.

C. Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.

D. Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để để thiết kế bài giảng. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Câu 16: Nhận định nào dưới đây là đúng và đầy đủ nhất?

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá.

B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức môn học mà học sinh cần phải đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức.

C. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức của các môn học mà học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học.

Câu 17: Khi tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viên bộ môn căn cứ chủ yếu vào đâu để ra đề kiểm tra:

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.

B. Sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo.

C. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học.

D. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học.

Câu 18: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của nhà trường xác định mấy nhiệm vụ trọng tâm?

A. 4 (bốn)

B. 5 (năm)

C. 3 (ba)

D. 2 (hai)

Câu 19: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của nhà trường xác định chỉ tiêu xếp loại học lực học sinh từ trung bình trở lên là:

A. 70%

B. 75%

C. 80%

D. 65%

Câu 20: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của nhà trường xác định chỉ tiêu thi đua cá nhân giáo viên, nhân viên là:

A. Lao động Tiên tiến đạt từ 60% trở lên.

B. Lao động Tiên tiến đạt từ 65% trở lên.

C. Lao động Tiên tiến đạt từ 70% trở lên.

D. Lao động Tiên tiến đạt từ 75% trở lên.

Câu 21: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT gồm mấy chương, mấy điều:

A. 8 chương; 45 điều

B. 9 chương; 43 điều

C. 7 chương; 47 điều

D. 5 chương; 49 điều

Câu 22: Theo Điều lệ trường trung học, nội dung nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa Nhà trường, gia đình và xã hội.

A. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo dục.

B. Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học.

C. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ giáo dục.

D. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại đến các cấp liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

Câu 23: Trong hệ thống giáo dục quốc dân vị trí của trường trung học là:

A. Cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

B. Cơ sở huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho hoạt động giáo dục.

C. Cơ sở quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.

D. Cơ sở công khai mục tiêu, bội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

Câu 24: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, học sinh có quyền nào sau đây:

A. Tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống.

B. Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen nếu đạt thành tích theo quy định của Bộ GDĐT.

C. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

D. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của các đoàn thể trong nhà trường.

Câu 25: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, học sinh phải thực hiện nhiệm vụ nào sau đây:

A. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

B. Tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống.

C. Cung cấp thông tin về việc học, sử dụng tốt các phương tiện, thiết bị phục vụ học tập.

D. Thực hiện các quyền khác liên quan đến giáo dục theo quy định của pháp luật.

Câu 26: Trong Điều lệ trường trung học “giáo viên trường trung học” được hiểu là:

A. Người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.

B. Người dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường.

C. Người xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục.

D. Người thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

Câu 27: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, một trong những nhiệm vụ của giáo viên bộ môn là:

A. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

B. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh.

C. Nhận xét đánh giá, xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học.

D. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất tình hình lớp với Hiệu trưởng.

Câu 28: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của giáo viện bộ môn, một trong những nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là:

A. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

B. Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương.

C. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường.

D. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 29: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, điều kiện nào sau đây nằm trong những điều kiện cho phép tiến hành hoạt động giáo dục.

A. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.

B. Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

C. Đề án thánh lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục.

D. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Câu 30. Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, trong các yếu tố sau yếu tố nào không thuộc về nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học.

A. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập riêng theo quy định phù hợp với mỗi cấp học.

B. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

C. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo giáo dục trong phạm vi được phân công.

D. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

Câu 31: Theo quy định của Điều lệ trường trung học, số lượng học sinh mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT tối đa là.

A. Không quá 45 học sinh.

B. Không quá 50 học sinh

C. Không quá 35 học sinh

D. Không quá 40 học sinh

Câu 32: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, Hội đồng thi đua và khen thưởng của trường phổ thông không có chức danh nào sau đây.

A. Thanh tra nhân dân.

B. Chủ tịch Công đoàn.

C. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM.

D. Tổ trưởng chuyên môn.

Câu 33: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, Hội đồng kỷ luật học sinh ở trường phổ thông không có thành viên nào sau đây.

A. Chủ tịch Công đoàn trưởng.

B. Giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm

C. Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh.

D. Phó Hiệu trưởng

Câu 34: Theo Điều lệ trường trung học, yếu tố nào sau đây không thuộc phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường trung học công lập.

A. Thực hiện việc chỉ đạo phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường.

B. Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường.

C. Quyết nghị về chủ trưởng sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

D. Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường.

Câu 35: Theo Điều lệ trường trung học, Hội đồng trường trung học công lập không có đại diện nào sau đây.

A. Đại diện cha mẹ học sinh

B. Đại diện tổ chức Đảng Cộng sản.

C. Đại diện các tổ chuyên môn.

D. Đại diện tổ Văn phòng.

Câu 36: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, trường trung học được tổ chức theo loại hình:

A. Công lập và tư thục

B. Công lập và bán công.

C. Tư thục và bán công.

D. Dân lập và bán công.

Câu 37: Loại hình trường trung học nào sau đây không phải là trường chuyên biệt.

A. Trường phổ thông có nhiều cấp học.

B. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.

C. Trường chuyên, trường năng khiếu.

D. Trường dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng.

Câu 38: Trong Điều lệ trường trung học quy định mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ và mỗi tổ số học sinh tối đa là.

A. Không quá 12 học sinh.

B. Không quá 10 học sinh

C. Không quá 11 học sinh

D. Không quá 13 học sinh

Câu 39: Một trong những tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là phải có thời gian dạy học:

A. Ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo,..).

B. Ít nhất 6 năm (hoặc 5 năm đối với miền núi, hải đảo,..).

C. Ít nhất 7 năm (hoặc 6 năm đối với miền núi, hải đảo,..).

D. Ít nhất 8 năm (hoặc 7 năm đối với miền núi, hải đảo,..).

Câu 40: Theo quy định trong Điều lệ trường trung học, Hội đồng trường có nhiệm kỳ là:

A. 05 năm.

B. 04 năm.

C. 03 năm.

D. 02 năm.

Câu 41: Theo thông tư 28/ 2009/TT-BGDĐ, giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học có bao nhiêu tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ?

A. 01 tuần

B. 02 tuần

C. 03 tuần

D. 04 tuần

Câu 42: Theo thông tư 28/ 2009/TT-BGDĐ, thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là:

A. 35 tuần.

B. 37 tuần.

C. 42 tuần.

D. 40 tuần.

Câu 43: Theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm:

A. Nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác.

B. Các ngày nghỉ theo quy định của Luật Lao động.

C. Nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch và các ngày nghỉ khác.

D. Nghỉ hè, nghỉ tết và các ngày nghỉ khác.

Câu 44: Chỉ thị số 3004/CT–BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 – 2014 đề ra mấy nhóm nhiệm vụ trọng tâm?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 45: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Bộ chính trị phát động năm nào?

A. 2006

B. 2007

C. 2008

D. 2009

Câu 46: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là ai?

A. Nguyễn Thiện Nhân

B. Phạm Vũ Luận

C. Bành Tiến Long

D. Phùng Xuân Nhạ

Câu 47: Theo Công văn số 1176/SGDĐT-GDTrH ngày 01/8/2013 của Sở GD-ĐT Ninh Thuận, kế hoạch dạy học và PPCT cấp trung học năm học 2013-2014 có bao nhiêu tuần thực học:

A. 39 tuần

B. 41 tuần

C. 37 tuần

D. 35 tuần

Câu 48: Theo Công văn số 1176/SGDĐT-GDTrH ngày 01/8/2013 của Sở GD-ĐT Ninh Thuận, kế hoạch dạy học và PPCT cấp trung học năm học 2013-2014 số tiết Hoạt động GDNGLL và GDHN của 1 tháng là:

A. 2 tiết HĐNGLL và 1 tiết GDHN

B. 4 tiết HĐNGLL và 2 tiết GDHN

C. 1 tiết HĐNGLL và 1 tiết GDHN

D. 2 tiết HĐNGLL và 2 tiết GDHN

Câu 49: Theo Công văn số 1176/SGDĐT-GDTrH ngày 01/8/2013 của Sở GD

B. Sách giáo khoa.

C. Tài liệu tham khảo giống trong sách nào thì dùng sách đó.

D. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông

Câu 51: Nếu gặp tình huống có cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa sách giáo khoa và sách bài tập thì căn cứ vào đâu giảng dạy, học tập?

A. Sách bài tập.

B. Sách giáo khoa.

C. Tài liệu tham khảo giống trong sách nào thì dùng sách đó.

D. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.

Câu 52: Nếu gặp tình huống có cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa sách giáo khoa, sách giáo viên và chương trình giáo dục phổ thông thì căn cứ vào đâu đề thiết kế bài giảng?

A. Sách giáo viên.

B. Sách giáo khoa.

C. Chương trình giáo dục phổ thông.

D. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông

Câu 53: Bộ GD-ĐT đã thông qua phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014 là:

A. Thi 4 môn, trong đó môn Toán, Ngữ văn là bắt buộc, các môn tự chọn là Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ

B. Thi 4 môn, trong đó môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ là bắt buộc, các môn tự chon là Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,.

C. Thi 5 môn, trong đó môn Toán, Ngữ văn là bắt buộc, các môn tự chọn là Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ.

D. Thi 4 môn, trong đó môn Toán, Ngữ văn là bắt buộc, các môn tự chọn là Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.

Câu 54: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ GDĐT phát động năm nào?

A. 2006

B. 2007

C. 2008

D. 2009

Câu 55: Trong làm bài kiểm tra tự luận học sinh chỉ được dùng:

A. Bút xóa, bút chì.

B. Bút xóa, bút đỏ.

C. Bút bi màu đen hoặc xanh, bút chì (trong trường hợp vẽ đường tròn).

D. Bút bi, bút chì.

Câu 56: Nếu gặp tình huống có cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó giữa sách giáo khoa và Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học thì căn cứ vào đâu đề thiết kế bài giảng?

A. Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình môn học.

B. Sách giáo khoa.

C. Tài liệu tham khảo giống trong sách nào thì dùng sách đó.

D. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông

Câu 57: Trong quá trình dạy học, sách bài tập là tài liệu:

A. Bắt buộc học sinh phải mua.

B. Không bắt buộc học sinh phải mua.

C. Giáo viên bộ môn không cần phải có.

Câu 58: Trường THPT Nguyễn Văn Linh thành lập ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 04/ 8/ 2008

B. Ngày 15/ 8/ 2008

C. Ngày 07/ 8/ 2008

D. Ngày 10/ 8/ 2008

Câu 59: Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không áp dụng đối với giáo viên:

A. giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

B. trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

C. làm công tác quản lí ở các trường tiểu học.

D. làm công tác quản lí ở các trường chuyên.

Câu 60: Nối một vế của cột A với một vế của cột B để có sự phù hợp giữa nhân vật với đặc điểm công việc hoặc tâm lý

Cột A

Cột B

1. Nhà trường

A. giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua giảng

dạy môn học

2. Giáo viên

B. phối hợp với giáo viên bộ môn, các đoàn thể xã hội và gia đình học sinh trong việc phụ đạo học sinh yếu kém, khắc phục nguyên nhân học sinh bỏ học.

3. Giáo viên bộ môn

C. là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

4. Giáo viên chủ nhiệm

D. thiếu hiểu biết về tâm lý, tình cảm của học sinh, chưa qua tâm đầy đủ để dạy bảo, giáo dục nên học sinh dễ bị dao động, cuốn hút vào các tiêu cực xã hội

5. Học sinh

E. chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.

6. Cha mẹ học sinh

F. có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bất hạnh, gặp nhiều khó khăn

Đánh giá bài viết
1 2.696
Sắp xếp theo

    Thi giáo viên dạy giỏi

    Xem thêm