Câu hỏi trắc nghiệm thi nâng ngạch công chức
Câu hỏi trắc nghiệm thi nâng ngạch công chức là tài liệu ôn tập hiệu quả cho kỳ thi nâng ngạch công chức, viên chức. Dưới đây là 250 câu hỏi ôn thi nâng ngạch công chức dưới dạng trắc nghiệm sẽ giúp bạn ôn tập hiệu quả hơn.
Bộ đề trắc nghiệm nâng ngạch công chức
1. Ngạch công chức là gì?
Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ công chức 2008 định nghĩa về ngạch như sau: Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Theo đó, có thể hiểu ngạch công chức là chức danh công chức, phân theo từng ngành và thể hiện cấp độ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Để được nâng ngạch, công chức phải trải qua một kỳ thi.
2. Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi nâng ngạch công chức
1. Nhà nước pháp quyền là:
a. Nhà nước cai trị bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật.
b. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không bị hạn chế bởi pháp luật.
c. Nhà nước chịu sự ràng buộc bởi pháp luật và không cai trị bằng pháp luật.
d. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bị ràng buộc bởi luật pháp.
2. Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước pháp trị ở:
a. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật.
b. Nhà nước pháp quyền đặt ra pháp luật.
c. Nhà nước pháp quyền bị ràng buộc bởi pháp luật.
d. Pháp luật được thực hiện triệt để.
3. Đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a. Quyền lực tập trung, thống nhất.
b. Có đảng cộng sản lãnh đạo.
c. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
d. Có sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước.
4. Nội dung nào thể hiện sự kế thừa tinh hoa của học thuyết pháp quyền trong nhà nước xã hội chủ nghĩa:
a. Có ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
b. Các cơ quan này thực hiện những chức năng khác nhau.
c. Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước là phụ thuộc.
d. Thực hiện phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
5.Nội dung nào không phản ánh dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
a. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
b. Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp thống trị.
c. Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
d. Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
6. Khẳng định nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
b. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
c. Hội đồng nhân dân làm việc theo hội nghị tự quản và tự quyết định theo đa số.
d. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
7. Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
a.Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
b. Hiện đại, minh bạch, phục vụ nhà nước, không chịu sự giám sát của Nhân dân.
c. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ ủy quyền theo đa số.
d. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ thủ trưởng,người đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
8. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm
a.Thành phố, quận, thị xã, phường, thị trấn
b. Thành phố, thị xã, phường, thị trấn, tổ dân phố
c. Thành phố, quận, phường, thị trấn, thị tứ
d. Thành phố trực thuộc trung ương,thành phố trực thuộc tỉnh, quận
9. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm
a. Chính quyền địa phương xã, thôn, ấp, bản
b. Chính quyền địa phương huyện, xã, thôn, ấp
c. Chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
d. Chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã, thị trấn
10. Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại
a. Loại I, loại II và loại III
b. Xã đặc biệt khó khăn, xã khó khăn, xã miền núi và hải đảo
c. Xã nông thôn mới, xã ven đô thị, xã đồng bằng
d. Loại A, loại B, loại C
11. Các đơn vị hành chính cấp tỉnh phân thành 3 loại
a. Loại phát triển, loại trung bình, loại khó khăn
b. Loại I, loại II và loại III
c. Đồng bằng, trung du, miền núi
d. Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
12. Đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp thuộc quyền
a. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
b. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ
c. Chủ tịch nước, Chủ tích Quốc hội,Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
d. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc hoặc Tổ Bí thư Đảng
13.Cơ cấu Chính phủ gồm
a. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.
b. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng
c. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh
d. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
14. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước:
a. Bộ Chính trị, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
b. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội
c. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
d.Ban chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước
15. Chính phủ không có chức năng nào?
a. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
b. Thực hiện quyền hành pháp
c. Cơ quan chấp hành của Quốc hội
d. Thực hiện quyền lực chính trị của Đảng
16. Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước
a. Phải là công dân Việt Nam.
b. Phải là đảng viên
c. Phải là đại biểu do dân bầu
d. Phải là công dân cư trú trên lãnh thổ Việt nam
17. Tính chất nào không đúng trong hoạt động của cơ quan nhà nước
a. Mang tính quyền lực
b. Được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước,
c. Tuân theo mọi mệnh lệnh của cấp trên
d. Tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.
18. Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, gồm
a. Một tập thể người hay một người thay mặt nhà nước
b. Một hệ thống bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp
c. Một đội ngũ những công chức, viên chức
d.Một tập thể người thay mặt nhà nước
19. Chức năng của bộ máy nhà nước thể hiện trên
a. Ba lĩnh vực hoạt động: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
b. Ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa
c. Bốn lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đối ngoại
d. Bốn lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và báo chí
20. Bộ máy nhà nước ta được tổ chức
a. Theo nguyên tắc tam quyền phân lập, dân chủ
b. Theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo
c. Theo nguyên tắc thống nhất quyền lực của dân, do dân, vì dân
d. Theo nguyên tắc tập trung, quyền lực nhà nước là thống nhất
21. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua
a. Các cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra.
b. Các tổ chức chính trị-xã hội nhân dân tham gia
c. Trực tiếp đến gặp cán bộ, công chức đề đạt ý kiến
d. Thông qua Mặt trận tổ quốc Việt Nam
22. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước bảo đảm
a. Tính dân chủ trực tiếp
b. Tính dân chủ đại diện
c. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước
d. Tính phân cấp và ủy quyền nhà nước
23. Bộ máy nhà nước là
a. Hệ thống các cơ quan Đảng, nhà nước, các tổng công ty nhà nước
b. Hệ thống các cơ quan nhà nước
c. Gồm hệ thống cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang
d. Gồm cơ quan nhà nước và các tổ chức đại diện
24. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến
a. Nhân dân địa phương
b. Cử trị địa phương
c. Đại biểu HĐND địa phương
d. Đoàn thể nhân dân địa phương
25. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do
a.Chính phủ thành lập
b. Quốc hội thành lập.
c. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập
d. Bộ Chính trị thành lập
26. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định
a. 3 cấp
b.4 cấp
c.5 cấp
d.2 cấp
27. Quy định nào đúng?
a. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, không có tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.
b. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.
c. Cơ quan, tổ chức, cá nhân luôn giáo dục ý thức tiết kiệm, có tư tưởng chống lãng phí, triệt để chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.
d. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xây dựng kế hoạch tiết kiệm, giảm chi tiêu công, phòng, chống tham nhũng tiền, ngoại tệ và chức vụ quản lý nhà nước.
28.Hiến pháp 2013 công nhận:
a.Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và tự do chuyển ra nước ngoài khi cần thiết .
b. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và sẽ bị quốc hữu hóa theo yêu cầu của nhân dân.
c. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ, không bị quốc hữu hóa, được đền bù thiệt hại do thiên tai gây ra.
d. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
29. Quy định nào dưới đây đúng theo Hiến pháp 2013
a. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền im lặng về bí mật gia đình; đấu tranh bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
b. Mọi người có quyền giữ gìn đời sống riêng tư, khai báo bí mật cá nhân và bí mật gia đình với nhà nước; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
c. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
d.Nam, nữ đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, cất giữ bí mật cá nhân và lưu giữ bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
30. Hiến pháp 2013 ghi nhận
a. Mọi người có quyền sống.
b. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ
c. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
d. Tất cả các quyền a,b,c đều đúng.
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung câu hỏi trắc nghiệm nâng ngạch công chức.
Tham khảo thêm: