Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống
VnDoc xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống
Câu 1. Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là:
A, Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.
B, Vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
C, Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
D, Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người
A, Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật.
B, Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C, Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý.
D, Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật.
Câu 3. Cứ đến ngày Quốc khánh (2/9) người nào cải tạo tốt, biết hối cải thì được Chủ tịch nước ân xá cho ra tù trước thời hạn. Thể hiện bản chất gì của pháp luật?
A, Bản chất giai cấp
B, Bản chất xã hội
C, Bản chất nhân đạo sâu sắc pháp luật xã hội chủ nghĩa.
D, Bản chất nhân dân
Câu 4. H đã quyết định chia tay với M sau một thời gian yêu nhau. Sau đó M đã thường xuyên dùng hình ảnh, clip quay cảnh quan hệ giữa 2 người khi con đang yêu nhau để tống tiền H và đe dọa nếu H không đáp ứng yêu cầu sẽ phát tán các hình ảnh, clip lên mạng xã hội. Trong trường hợp này, H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình?
A, Im lặng và bí mật đáp ứng các yêu cầu của M.
B, Kiên quyết không đáp ứng yêu cầu của M.
C, Chuyển tiền theo yêu cầu của M với điều kiện M phải xóa bỏ các hình ảnh, clip liên quan đến mình.
D, Bí mật báo công an giải quyết.
Câu 5. Ủy ban nhân dân B đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc Công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A, Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.
B, Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C, Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
D, Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 6. Ủy ban nhân dân phường X đã lập viên bản xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ thi công đối với công trình đang thi công mà không có giấy phép xây dựng của ông T. Trong trường hợp này,pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A, Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.
B, Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C, Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
D, Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 7. Sau khi ủy ban nhân dân huyện A ra quyết định trái pháp luật về việc thu hồi 300 mét vuông đất của nhà bà T giao cho Công ty Đ. Bà T đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện A đòi Ủy ban nhân dân huyện A phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất trái pháp luật nêu trên. Trong trường hợp này, bà T đã dựa vào pháp luật để
A, Ngăn chặn hành vi trái pháp luật
B, Thực hiện quyền tố cáo của mình
C, Thúc đẩy vai trò quản lí của Nhà nước.
D, Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 8. Ông B cho ông H thuê nhà để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông B đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông H không chịu trả lại nhà cho ông B. Trong trường hợp này, ông B cần phải làm gì?
A, Mời công an đến giải quyết
B, Kêu người đến đuổi ông H ra khỏi nhà của mình
C, Thương lượng với ông H để gia hạn hợp đồng thuê nhà.
D, Làm đơn khởi kiện ông H lên Tòa án nhân dân huyện để đòi lại nhà.
Câu 9. Bà M cho ông D cạnh nhà vay 200 triệu đồng, ông D đã viết giấy vay tiền và ghi rõ thời gian trả. Đến thời hạn trả tiền, bà M đã nhiều lần đến đòi nhưng ông D không chịu trả tiền cho bà M. Trong trường hợp này, bà M cần phải làm gì?
A, Nhờ công an giải quyết
B, Nhờ Uỷ ban nhân dân phường giải quyết.
C, Thuê người chuyên đòi nợ thuê đến tìm ông D đòi nợ giúp mình
D, Làm đơn khởi kiện ông D lên tòa án nhân dân quận để đòi lại tiền.
Câu 10. A và B yêu nhau và muốn kết hôn với nhau nhưng bị gia đình 2 bên phản đối với lí do là giữa hai người có quan hệ họ hàng. A và B vẫn quyết định kết hôn với nhau với lí do quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, do đó việc kết hôn giữa họ không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để A và B
A, Thuyết phục hai bên gia đình chấp nhận
B, Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C, Bác bỏ lí do cấm đoán của hai bên gia đình.
D,Thách thức sự cấm đoán của hai bên gia đình.
Câu 11. Tòa án nhân dân thành phố H mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo V 5 năm tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo quy định tại Điều 258, khoản 2 – Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước
A, Quản lí xã hội’
B, Trừng phạt người phạm tội
C, Quản lí công dân
D,Thể hiện quyền lực
Câu 12. Tòa án nhân dân tỉnh A mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn C 14 năm tù về các tội “cướp tài sản” và “cố ý gây thương tích”. Trong trường hợp này , pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước.
A, Quản lí xã hội
B, trừng phạt người phạm tội
C, Quản lí công dân
D, Thể hiện quyền lực.
Câu 13. Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A, Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B, Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
C, Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
D, Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội.
Câu 14. Bạn A thắc mắc, tại sao tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?
A, Tính quyền lực.
B, Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C, Tính quy phạm phổ biến.
D, Tính bắt buộc chung.
Câu 15. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, ông Q đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của ông Q thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào đối với công dân?
A, Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
B, Để công dân có quyền tự do hành nghề.
C, Để công dân thực hiện quyền của mình.
D, Để công dân thực hiện được ý định của mình.
Câu 16. Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A, Tính nghiêm minh của pháp luật.
B, Tính trừng phạt của pháp luật.
C, Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D, Tính giáo dục của pháp luật.
Câu 17. Chị H và anh T yêu nhanh và muốn kết hôn, nhưng bố chị H thì lại muốn chị kết hôn với người khác nên đã cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục bố không được, chị H phải viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì bố chị mới đồng ý để hai người kết hôn với nhau. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A, Là yếu tố điều chỉnh suy nghĩ của mọi người.
B, Là yếu tố liên quan đến cuộc sống gia đình.
C, Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D, Là phương tiện để mọi người đấu tranh trong những trường hợp cần thiết.
Câu 18. Chị Q có con nhỏ 10 tháng tuổi nên đôi khi phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Vì thấy chị xin nghỉ việc nhiều nên Giám đốc Công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị đã làm đơn khiếu nại và quyết định không thực hiện. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây với mỗi công dân?
A, Là cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên.
B, Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình.
C, Là cơ sở để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D, Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình.
Câu 19. Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A, Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh.
B, Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.
C, Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D, Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật.
Câu 20. Công ty sản xuất nước nước mắm Y đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo X đăng tin không đúng sự thật rằng nước mắm của công ty Y có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty Y đã đề nghị báo X cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A, Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.
B, Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.
C, Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D, Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
Đáp án Trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 1
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | B | A | D | A | A | D | D | D | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | B | A | B | C | C | C | C | C | C |
------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.