Câu hỏi và dấu chấm hỏi là gì?
Câu hỏi và dấu chấm hỏi là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu hỏi và dấu chấm hỏi là gì?
Câu hỏi: Câu hỏi và dấu chấm hỏi là gì?
Lời giải:
- Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
- Dấu chấm hỏi (?), còn gọi là dấu hỏi chấm, dấu hỏi, là một trong các dấu kết thúc câu dùng để kết thúc một câu hỏi.
Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi chính mình.
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,...). Khi viết, cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi (?)
Ví dụ:
- Trời đang mưa sao?
- Anh ấy có đến không?
- Ai đã ăn cái bánh này?
1. Dấu hiệu nhận biết câu hỏi
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,...)
- Khi viết cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm (?)
Ví dụ:
- Ai là người đến muộn?
- Sao anh không trả lời?
- Đây là con gì?
2. Câu hỏi dùng để hỏi ai?
Phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi chính mình
* Câu hỏi để hỏi người khác:
- Chiều nay mấy giờ vào lớp vậy Lan?
- Cậu có đi chơi không?
- Bạn đã ăn cơm chưa?
- Bạn thích chơi diều không?
- Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
- Bạn có đi chơi không?
- Tại sao bạn không làm bài về nhà?
* Câu hỏi tự hỏi chính mình:
- Tại sao mình lại quên nhỉ?
- Sao mình lại làm như vậy chứ?
- Không biết mẹ có buồn vì chuyện của mình không nhỉ?
- Mình đã đến nơi này chưa nhỉ?
- Mình đã gặp bài toán này ở đâu rồi nhỉ?
Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện:
- Thái độ khen, chê.
VD: Sao bạn lại lười thế?
- Sự khẳng định, phủ định.
VD: Cô ấy hát hay quá nhỉ?
- Yêu cầu, mong muốn...
VD: Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?
Chú ý: Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự. Cụ thể là:
- Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
- Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
3. Luyện tập
Câu 1:
Hôm nay là buổi tổng kết năm học, vừa đọc điểm xong, Minh-lớp trưởng đã quay xuống khoe:
- Các cậu ơi! Ngày mai nhà trường tổ chức cho các lớp 3 ngày đi nghỉ ở Vũng Tàu đó!
Cả lớp nhao nhao lên kháo nhau:
- Thật hả? Thật hả?
- Lớp trưởng ơi! Cậu nói rõ kế hoạch cho bọn mình nghe nào!
- Thế này nhé: Về phí xe và phòng trọ nhà trường đã chi hết rồi! Còn chuyện ăn uống thì đã có hội phụ huynh lớp mình lo! Sáng mai là ngày chủ nhật 5 giờ có mặt đầy đủ! Thầy hiệu trưởng vừa phổ biến là đi sớm cho nó mát. Các cậu nhớ là phải mang đầy đủ quần áo tư trang cần thiết nhé! Nội dung chỉ có vậy thôi! Lớp nghỉ!
Thế là cả bọn nhao lên:
- Ôi thích thế! Nhà trường muôn năm!..'
Câu 2:
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp... Ôi quê hương sao đẹp quá! Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không? Câu trả lời tất nhiên là không rồi. Nếu bạn yêu quê hương thì hãy phát triển nó thật giàu mạnh nhé
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi và dấu chấm hỏi là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.