Cách xác định chủ ngữ vị ngữ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cách xác định chủ ngữ vị ngữ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..

Ví dụ:

- Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).

- Nam đang đi học. (Nam là chủ ngữ)

- Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).

Chủ ngữ là danh ngữ

Ví dụ:

Cả Thứ và San cùng hơi ngượng nghịu.

Những di vật ở dưới đất là một kho tàng rất quý báu, vô giá.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <Danh từ/ngữ>

Chủ ngữ là cụm C-V:

Ví dụ:

Cách mạng tháng tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <Chủ ngữ> <Vị ngữ>

Chủ ngữ là kiến trúc: “ <Từ phủ định> <Danh từ> <Đại từ phiếm định>”.

Ví dụ:

Không đế quốc nào có thể quay lại bóp chết đời sống các em.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <Từ phủ định> <danh từ/ngữ> <Đại từ phiếm định>

Chủ ngữ là kiến trúc: “ có (phiếm định) <Danh từ>”

Ví dụ:

Có những điều anh hỏi nghe thật buồn cười.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = có <Danh từ/ngữ>

Chủ ngữ là kiến trúc: “ <kết từ> <danh từ>”.

Ví dụ:

Gần sáng là lúc người ta hay ngủ say.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <Kết từ> <Danh từ/ngữ>

Chủ ngữ là kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian.

Ví dụ:

Từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = từ <Danh từ/ngữ> đến <Danh từ/ngữ>

Chủ ngữ là ngữ cố định:

Ví dụ:

Chỉ tay năm ngón thường làm hỏng việc.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <ngữ cố định>

2. Vị ngữ là gì?

Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

- Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị.

- Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?, v.v..

Ví dụ:

- Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ).

- Ngôi nhà đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ)

- Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ - vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ - vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu "Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm").

Vị ngữ trong tiếng Việt có thể do nhiều loại từ và ngữ đảm nhận. Đó là động từ, tính từ hoặc nhóm động từ, nhóm tính từ và một số từ loại khác như đại từ, số từ, danh từ, động từ đặc biệt “là”, v.v.

Vị ngữ động ngữ.

Ví dụ:

Tôi trông cậy ở ông.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <Động từ/ngữ>

Vị ngữ với động từ đặc biệt “là”.

Ví dụ:

Anh ta là chiến sĩ thi đua.

Chỉ có anh ta là thông minh thôi.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = là <Danh từ/ngữ>

<Vị ngữ> = là <Tính từ/ngữ>

Vị ngữ tính ngữ.

Ví dụ:

Cô ta thông minh.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <Tính từ/ngữ>

Vị ngữ danh ngữ. Loại câu với vị ngữ là danh ngữ thường biểu thị ý nghĩa

địa điểm, sự kiện, hiện tượng, bản chất. Ví dụ:

Đồng hồ này ba kim. Cả nước một lòng.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <Số từ> <Danh từ> (vd, nhà này năm tầng)

<Vị ngữ> = <Từ so sánh> <Danh từ> (vd, thân em như tấm lụa đào)

<Vị ngữ> = <Đại từ> (vd, ai đấy?)

<Vị ngữ> = <Loại từ> <Danh từ> (vd, mỗi người một phòng)

Vị ngữ là ngữ cố định

Ví dụ:

Anh ấy ba voi không được bát nước xáo.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <ngữ cố định>

Vị ngữ mở rộng là cụm chủ vị

3. Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Cách nhận biết chủ ngữ: Thành phần này sẽ trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? Sự vật gì? Hiện tượng gì?

Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Linh (chủ ngữ) trả lời cho câu hỏi Ai là bạn thân nhất của tôi.

Cách nhận biết vị ngữ: Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể nhận biết vị ngữ qua từ là để nối với chủ ngữ.

Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Bạn thân nhất của tôi (Vị ngữ) trả lời cho câu hỏi Linh là ai.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách xác định chủ ngữ vị ngữ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Đánh giá bài viết
1 481
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Thanh Thiên Ý
    Nguyễn Thanh Thiên Ý

    😍đọc cái hiểu liền


    Thích Phản hồi 13:31 10/11
    • Khang Anh
      Khang Anh

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 25/06/22
      • Lanh chanh
        Lanh chanh

        hay quá

        Thích Phản hồi 25/06/22
        • Sunny
          Sunny

          😝😝😝😝😝😝😝

          Thích Phản hồi 25/06/22

          Tiếng Việt lớp 4

          Xem thêm