Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ trái nghĩa với từ bảo vệ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Từ trái nghĩa với từ bảo vệ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ trái nghĩa với từ bảo vệ.

Trả lời:

Trái nghĩa với bảo vệ là: hủy diệt, phá hoại, phá hủy, tàn phá.

I. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…

II. Phân loại từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: Cao chót vót – sâu thăm thẳm

Cao là từ trái nghĩa (hoàn toàn) với thấp, tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại biểu thị sự đối lập với “sâu thăm thẳm” nên chúng cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).

– Các từ trái nghĩa không hoàn toàn (tùy trường hợp) như vậy còn được gọi là từ trái nghĩa lâm thời.

III. Những tiêu chí xác định những cặp từ trái nghĩa

Nội dung liên quan đến từ trái nghĩa là gì, việc xác định những cặp từ trái nghĩa cũng rất quan trọng. Việc xác định không quá phức tạp, tuy nhiên chúng cũng được phân định dựa trên các tiêu chí như sau:

– Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có một khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép, tức là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh.

Ví dụ: Người xinh – người xấu, quả đào ngon – quả đào dở, no bụng đói con mắt…

– Nếu là từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau thường xuyên và mạnh.

– Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng đẳng cấp với nhau không.

Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng đảm bảo tính đẳng cấp về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất được gọi là trung tâm đừng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa.

Ví dụ: Cứng – mềm: Chân cứng đá mềm; Mềm – rắn: Mềm nắn rắn buông. Trong ví dụ trên thì cặp: cứng – mềm / mềm – rắn đều phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.

Đối với từ trái nghĩa Tiếng Việt, ngoài những tiêu chí trên, còn có thể quan sát và phát hiện từ trái nghĩa ở những biểu hiện sau:

– Về mặt hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết và rất ít khi lệch nhau.

– Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: xinh – xấu, già – trẻ, hư – ngoan…

Ví dụ: Với từ “nhạt”: (Muối) nhạt trái với mặn: cơ sở chung là “độ mặn”; (Đường) nhạt trái với ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”; (Tình cảm) nhạt ngược với đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”; (Màu áo) nhạt trái với đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.

IV. Cách sử dụng từ trái nghĩa cho hợp lý

Không phải trường hợp nào ta cũng nên sử dụng từ trái nghĩa mà phải dùng loại từ này thích hợp để tạo sự cân đối trong văn viết hoặc văn nói. Dưới đây là 3 cách sử dụng từ trái nghĩa:

+ Thứ nhất: Bạn muốn tạo sự tương phản

Dùng để tạo ra sự đối lập giữa 2 vế của câu hoặc 2 câu đối. Hay sử dụng trong ca dao, tục ngữ để mang ý nghĩa ẩn dụ phê phán sự việc, hành động.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước. Hoặc câu “Mất lòng trước, được lòng sau”.

+ Thứ hai: Dùng từ trái nghĩa để tạo thế đối

Tạo thế đối lập. Thường dùng để diễn tả cảm xúc, tâm trạng… của tác giả trong văn thơ.

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

+ Thứ ba: Từ trái nghĩa để tạo sự cân đối, ấn tượng

Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ trái nghĩa với từ bảo vệ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Su kem
    Su kem

    🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 07/07/22
    • Mỡ
      Mỡ

      😻😻😻😻😻

      Thích Phản hồi 07/07/22
      • Thư Anh Lê
        Thư Anh Lê

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 07/07/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm