Từ ghép với từ Thật
Từ ghép với từ Thật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ ghép với từ Thật
Câu hỏi: Từ ghép với từ Thật
Trả lời:
Chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình
1. Đặt câu có từ ghép, từ láy
* Từ ghép:
- Ngay thẳng là một đức tính quý.
- Học sinh xếp hàng thẳng tắp.
- Hãy đối xử thật lòng với nhau.
* Từ láy:
- Tính hắn thật thà như đếm.
- Bạn hãy thẳng thắn góp ý cho tôi.
- Tôi đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến của hắn.
2. Đoạn văn biểu cảm về mẹ có sử dụng từ ghép, từ láy
Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!
3. Công dụng của từ ghép, từ láy
- Từ ghép: Người viết hoặc người nói sử dụng để diễn tả chính xác các từ ngữ cần được sử dụng trong các câu văn, các lời nói. Giúp người nghe, người đọc dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.
- Từ láy góp phần mô tả, nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của con người. Còn đối với các sự vật, hiện tượng, từ láy nhằm thể hiện được vẻ đẹp, các trạng thái hoặc sự thay đổi về vị trí vận động…
4. Ví dụ về từ ghép, từ láy
a) Từ ghép
- Bà ngoại (bà là chính, ngoại là phụ)
- Bút chì (bút là chính, chì là phụ)
- Con cái (Con là từ chính, cái là từ phụ)
- Ông nội (Ông là từ chính, nội là từ phụ)
- Xanh ngắt (Xanh là từ chính, ngắt là từ phụ)
- Nụ cười (Cười là từ chính, nụ là từ phụ)
- Bà cố (Bà là từ chính, cố là từ phụ)
- Bút mực (Bút là từ chính, mực là từ phụ)
- Cây thước (Cây là từ chính, thước là từ phụ)
- Xe đạp (Xe là từ chính, đạp là từ phụ)
- Tàu ngầm (Tàu là từ chính, ngầm là từ phụ)
- Tàu thủy (Tàu là từ chính, thủy là từ phụ)
- Tàu lửa (Tàu là từ chính, lửa là từ phụ)
- Tàu chiến (Tàu là từ chính, chiến là từ phụ)
- Xe đạp (Xe là từ chính, đạp là từ phụ)
- Xe hơi (Xe là từ chính, hơi là từ phụ)
- Xe con (Xe là từ chính, con là từ phụ)
b) Từ láy
- thăm thẳm
- thoang thoảng
- ào ào
- luôn luôn
- xa xa
- thường thường
- xanh xanh
- hằm hằm
- khom khom
- vui vui
- đo đỏ
- trăng trắng
- hồng hồng
- tím tím
- rưng rưng
- rớm rớm
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép với từ Thật. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.
- Đặt câu theo mẫu ai làm gì?
- Mở bài trực tiếp là gì?
- Từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực
- Loạng choạng nghĩa là gì? Đặt câu với từ loạng choạng
- Đặt câu với từ xuýt xoa
- Tính từ là gì?
- Từ trái nghĩa với từ bảo vệ
- Tìm từ láy có âm đầu là L
- Mở bài gián tiếp là gì?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?
- Đọc hiểu bài Lộc non
- Ví dụ từ láy bộ phận
- Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng?
- Viết lại vắn tắt một câu chuyện em đã học
- Bài tập xác định từ loại
- Tìm từ ghép từ láy chứa tiếng ngay, thẳng, thật
- Tìm 3 tên các đồ chơi hay trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã
- Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi
- Thứ tự miêu tả của tác giả trong bài Sầu riêng
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Tìm 5 từ ghép chính phụ có 3 tiếng trở lên (tránh lập lại âm tiết nhiều lần giữa các từ)