Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những từ ghép có thanh ngã là gì?

Những từ ghép có thanh ngã là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Những từ ghép có thanh ngã là gì?

Câu hỏi: Những từ ghép có thanh ngã là gì?

Trả lời:

Đó là những từ: Bỡ ngỡ, bẽn lẽn, lễ mễ, lỗ chỗ, nhã nhặn, vẽ vời, cãi cọ, dễ dàng, giãy giụa, gỡ gạc, lẫm chẫm, khẽ khàng, lõa xõa v.v…

I. Lý thuyết

1.1 Từ ghép

Từ ghép được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau

Ví dụ: hoa cúc, cái bàn, trung hậu, trung tâm, cuốn sách,…

1.2 Phân loại từ ghép

Từ ghép được phân làm hai loại:

- Từ ghép tổng hợp: có nghĩa tổng mang nghĩa bao quát một nhóm sự vật có đặc điểm chung nào đó

Ví dụ: bánh trái, xe cộ, máy móc, chim chóc,…

- Từ ghép phân loại: chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất

Ví dụ: bánh nếp, chim yến, xe máy, đường sắt, máy khâu,…

II. Luyện tập

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Gợi ý đáp án

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Bài 2:

a) Những từ nào là từ láy

Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b) Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành, Chân thật, Chân tình

Thật thà, Thật sự, Thật tình

Gợi ý đáp án

a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,

b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,

Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

  1. da người
  2. lá cây còn non
  3. lá cây đã già
  4. trời.

Đáp án a

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Gợi ý trả lời

Từ láy

Từ ghép

chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn

châm chọc, mong ngóng, phương hướng

Bài 5:

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

a) Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b) Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Gợi ý trả lời

a)

Từ láy

Từ ghép

mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.

xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

b)

Từ láy

Từ ghép

Từ láy bộ phận

Từ láy toàn bộ

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.

xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Gợi ý trả lời

a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần

b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao, loáng thoáng

Từ láy toàn bộ: dần dần

Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh giá.

Gợi ý trả lời

Từ ghép phân loại

Từ ghép tổng hợp

nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh ngắt

nóng bỏng, lạnh buốt, lạnh giá

Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng

Gợi ý trả lời

Từ láy có 2 tiếng: long lanh, lung linh, lả lướt, xinh xẻo

Từ láy có 3 tiếng: sạch sành sanh, tất tần tật

Từ láy có 4 tiếng: kẽo kà kẽo kẹt, đỏng đà đỏng đảnh

Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Gợi ý trả lời

Ghép 5 tiếng thành 9 từ ghép: yêu thương, mến yêu, thương mến, quý mến, yêu quý, yêu thích, thương yêu, quý thương, mến thích

Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Gợi ý trả lời

Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ,

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Những từ ghép có thanh ngã là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    😜😜😜😜😜😜😜

    Thích Phản hồi 30/06/22
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      😋😋😋😋😋

      Thích Phản hồi 30/06/22
      • Laura Hypatia
        Laura Hypatia

        👌👌👌👌👌👌

        Thích Phản hồi 30/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm