Bài tập về Danh từ
Chúng tôi xin giới thiệu bài Bài tập về Danh từ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài tập về Danh từ
Bài 1: Xếp các danh từ trong đoạn văn sau vào các nhóm
Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
Theo LƯU QUANG VŨ
Trả lời:
- Danh từ chỉ người: Lũ trẻ, dân chài.
- Danh từ chỉ vật: Đàn, vườn, ngọc lan, nền đất, đường, thuyền, giấy, nước mưa, lưới, cá, hoa mười giờ, lối đi, hồ, bóng, chim bồ câu, nhà.
- Danh từ chỉ đơn vị: Tiếng, cánh, chiếc, vũng, các, con, mái
- Danh từ riêng: Hồ Tây.
- Cụm danh từ: Tiếng đàn, vài cánh ngọc lan, những chiếc thuyền, những vũng nước mưa, các lối đi, bóng mấy con chim bồ câu, những mái nhà.
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Trả lời:
Các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ: Truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa, dời, cha ông, con sóng, chân trời, truyện cổ, mặt, ông cha.
Bài 3: Nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ riêng sau
a,
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sớm tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.
TỐ HỮU
b,
Sư Tử bàn chuyện xuất quân
Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài
Nhỏ to, khoẻ yếu muôn loài
Ai ai cũng được tùy tài lập công:
Voi vận tải trên lưng quân bị
Vào trận sao cho khoẻ như voi.
Trả lời:
a, Các danh từ riêng chỉ người: Bác, Người, Ông Cụ.
Các từ này được dùng gọi Bác Hồ thể hiện sự tôn kính đối với Bác.
b, Các danh từ riêng: Sư Tử, Gấu, Cáo, Khỉ, Lừa, Thỏ Đế, Vua, Trẫm.
Các từ này được dùng gọi tên các con vật đã được nhân hoá như người.
Bài 4: Xếp các từ tìm được ở bài 2 thành các nhóm danh từ
Trả lời:
Xếp các từ vào nhóm thích hợp:
Nhóm từ | Từ ngữ |
Chỉ người | cha ông, ông cha… |
Chỉ vật | sông, dừa, chân trời, mặt… |
Chỉ hiện tượng | nắng, mưa… |
Chỉ khái niệm | truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, đời… |
Chỉ đơn vị | cơn, con, rặng… |
Bài 5: Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau và đặt câu với mỗi từ đó
a, Trong mỗi từ đều có tiếng sông.
b, Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.
c, Trong mỗi từ đều có tiếng mẹ.
d, Trong mỗi từ đều có tiếng tình.
Trả lời:
a, 5 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông, sông cái,...
- Đó là dòng sông quanh năm nước chảy xiết.
- Cửa sông là nơi sông đổ ra biển.
- Trên khúc sông có hai chiếc ca nô đang chạy.
- Nước sông ở đó đổi màu theo thời gian.
- Sông Hồng là một con sông cái.
b, 5 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào, mưa xuân,...
- Trời đang nắng bỗng nhiên một cơn mưa xuất hiện.
- Những trận mưa lớn làm nhà cửa bị cuốn trôi.
- Nước mưa có thể dùng để nấu ăn.
- Mưa rào thường xuất hiện trong mùa hè.
- Mưa xuân làm cho cây cối tươi tốt.
c, 5 danh từ có tiếng mẹ là: cha mẹ, mẹ hiền, mẹ nuôi, mẹ già, mẹ con,...
- Công ơn cha mẹ bằng trời bằng bể.
- Cô giáo như mẹ hiền.
- Cô ấy là mẹ nuôi của bạn ấy.
- Mẹ già như chuối chín cây.
- Hai mẹ con cô ấy về quê từ mấy hôm nay.
d, 5 danh từ có tiếng tình là: tình cảm, tình yêu, tình hình, tình báo, tính tình,...
- Anh ấy dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp nhất.
- Đó là tình yêu đất nước của mỗi người Việt Nam ta.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp.
- Anh ấy là một tình báo được cài vào hàng ngũ địch.
- Tính tình cậu ấy rất thất thường.
Bài 6: Viết đoạn văn có sử dụng danh từ
Hè đã về tự bao giờ. Trên cành phượng, từng chùm phượng vĩ nở rộ đỏ rực cả khoảng sân. Những chú ve bắt đầu kêu nhưng dàn hợp ca chào đón mùa hè đến. Trong vườn, những bông hoa loa kèn bắt đầu nở, tỏa hương thơm mát. Dòng sông đỏ nặng phù sa uốn mình như dải lụa đào vắt mình qua ngôi làng, tưới tiêu cho ruộng lúa vườn cây. Cánh đồng lúa chín tựa như tấm thảm trải dài tít tắp đến tận chân trời. Thỉnh thoảng, lác đác trên cánh đồng là những chiếc nón trắng của các bác nông dân ra đồng thăm lúa. Cả ngôi làng em đắm chìm trong không khí mùa hè rộn ràng
=> Danh từ: Cành phượng, vườn, dòng sông, dải lụa đào, ruộng lúa vườn cây, cánh đồng lúa, tấm thảm, lúa, ngôi làng
=> Cụm danh từ: Những chú ve, những bông hoa loa kèn, những chiếc nón trắng, các bác nông dân.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Bài tập về Danh từ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.
- Câu khiến là gì?
- Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi
- Các từ láy âm đầu L
- Đọc hiểu Đôi giày ba ta màu xanh
- Danh từ là gì lớp 4?
- Gò đống là từ ghép gì?
- Cách trình bày bài văn viết thư
- Câu hỏi và dấu chấm hỏi là gì?
- Mở bài trực tiếp tả con chó
- Kể lại câu chuyện nỗi dằn vặt của An-Đrây-Ca
- Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ?
- Nội dung bài Ăng Co Vát
- Mở bài gián tiếp tả cơn mưa
- Tác dụng của dấu hai chấm
- Viết đoạn văn miêu tả đồ chơi hoặc trò chơi
- Kết bài không mở rộng là gì?
- Lời dẫn gián tiếp là gì?
- Đặt câu với từ vi vu
- Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?
- Loạng choạng nghĩa là gì?
- Đọc hiểu Người ăn xin
- Kể lại câu chuyện Nàng Tiên Ốc kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật
- Sơ đồ tư duy Danh từ
- Đặt câu với từ miêu tả tiếng cười
- Đọc hiểu Văn hay chữ tốt
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên?
- Ví dụ từ láy toàn bộ
- Từ láy có tiếng ngay?
- Đặt câu với từ kiên nhẫn
- So sánh hai từ ghép: bánh trái, bánh rán
- Động từ là gì?
- Những từ ghép có thanh ngã là gì?
- Những từ láy tả tiếng cười
- Kể về các bạn trong tổ em trong lời kể có sử dụng câu kể ai thế nào?
- Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ
- Tìm từ láy có âm đầu là N
- Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Tìm ba từ láy có vần ăng?
- Biện pháp tu từ trong bài Cổng làng
- Đặt câu với từ dũng cảm
- Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ?
- Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực
- Thông điệp bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
- Đọc hiểu bài Con vịt xấu xí
- Tác dụng của từ ghép
- Tìm từ láy chỉ tiếng gió thổi
- Đặt câu với từ Chia sẻ
- Tìm từ trái nghĩa với thật thà
- Nội dung bài Vẽ về cuộc sống an toàn
- Kể lại câu chuyện Ở vương quốc tương lai theo trình tự không gian
- Đặt câu theo mẫu ai thế nào?
- Bài tập về từ loại
- Từ đơn là gì? Từ phức là gì?
- Tóm tắt truyện Những hạt thóc giống
- Từ láy có vần giống nhau hoàn toàn
- Tìm từ láy chứa tiếng ngay
- Đọc hiểu bài Lời cha dặn
- Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm
- Đặt câu có từ trung thực
- Viết tên 4 đồ vật bắt đầu bằng s hoặc chứa thanh hỏi, thanh ngã
- Từ láy có tiếng hiền là?
- Chắc chắn, mong mỏi, ngay ngắn là từ ghép hay từ láy
- Lời dẫn trực tiếp là gì?