Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách phân biệt từ ghép từ láy

Cách phân biệt từ ghép từ láy được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cách phân biệt từ ghép từ láy

Câu hỏi: Cách phân biệt từ ghép từ láy

Trả lời:

Từ ghép

Ví dụ

Từ láy

Ví dụ

Các tiếng tạo thành đều có nghĩa

VD: “hoa lá”

“hoa”, “lá” khi tách riêng đều có nghĩa

Chỉ một trong các tiếng tạo thành có nghĩa hoặc không tiếng nào có nghĩa

VD1: “Hoa hoét”

+ “hoa” có nghĩa

+ “hoét” không có nghĩa khi đứng một mình

VD2: “lung linh”

“lung”, “linh” tách riêng đều không có nghĩa.

Giữa các tiếng tạo thành thường không có liên quan về âm

VD: quần áo, mùa vụ, thời điểm, giáo viên,…

Các từ hoàn toàn không có mối liên hệ về âm vần

Các tiếng tạo thành thường có sự giống nhau về phát âm (giống phụ âm đầu, giống phần vần hoặc giống nhau toàn bộ)

VD1: “lung linh” -> giống phụ âm đầu

VD2: “Lẩm bẩm” -> giống phần vần

VD3: “ào ào” -> Lặp hoàn toàn

1. Từ ghép

Định nghĩa

- Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung. Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp cho người nói, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.

Phân loại

- Từ ghép được chia thành 2 kiểu:

+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp (Từ ghép hợp nghĩa, Từ ghép đẳng lập, Từ ghép song song): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

Ví dụ:

- Từ “ăn ở” là từ ghép mà cả hai thành tố cấu tạo đều rõ nghĩa, trong đó từ “ăn” là một hoạt động cho thức ăn vào cơ thể nhằm nuôi sống cơ thể; từ “ở” là động từ chỉ đời sống thường ngày của một người tại một nơi cụ thể.

- Từ “Chợ búa” là từ ghép mà có 1 tiếng rõ nghĩa, một tiếng bị mờ nghĩa. Trong đó, từ “chợ” chỉ nơi mua bán hàng hóa của con người, từ “búa” được sử dụng không thể hiện rõ nghĩa tạo thành từ “chợ búa” chỉ nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa.

+ Từ ghép có nghĩa phân loại (Từ ghép phân loại, Từ ghép chính phụ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

Chẳng hạn như các từ tàu hỏa, tàu bay, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản,….

*Lưu ý:

- Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa (cùng danh từ, cùng động từ,...)

- Các từ như: chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, cà phê, ôtô, môtô, rađio,… có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa , còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa. Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm).

2. Từ láy

Định nghĩa

- Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại. Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Phân loại

- Từ láy chia làm hai loại là láy bộ phận và láy toàn bộ. Dựa trên cấu trúc trùng lặp và các bộ phận được lặp để phân loại chúng.

- Láy bộ phận nghĩa là các từ có âm đầu và vần giống nhau.

+ Các vần được láy với nhau thì gọi là láy vần. Chẳng hạn như: linh tinh, liêu xiêu,….

+ Khi bắt gặp những từ mà cả hai có âm tiết đầu tiên giống nhau thì được gọi là láy âm tiết đầu. Chẳng hạn như: thỉnh thoảng, long lanh, lung linh,…

- Đối với láy toàn bộ các tiếng sẽ được lặp lại hoàn toàn. Tuy nhiên có một chút sự thanh đổi trong thanh điệu hay nhưng phụ âm cuối. Điều này mang đến cho âm thanh sự hài hòa khi viết hoặc nói. Chẳng hạn như: ầm ầm, đu đủ, rưng rưng, xa xa,…

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách phân biệt từ ghép từ láy. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mèo Ú
    Mèo Ú

    hay quá

    Thích Phản hồi 25/06/22
    • Minh Thong Nguyen ...
      Minh Thong Nguyen ...

      chất đừng hỏi

      Thích Phản hồi 25/06/22
      • Vợ nhặt
        Vợ nhặt

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 25/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm