Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ láy có vần giống nhau hoàn toàn

Chúng tôi xin giới thiệu bài Từ láy có vần giống nhau hoàn toàn được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ láy có vần giống nhau hoàn toàn là gì?

Lời giải:

Từ láy bộ phận bao gồm:

+ Láy âm (thường láy phụ âm đầu): là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Long lanh: láy âm đầu là “l”; Thoang thoảng: láy âm đầu là “th”; Mênh mang, mênh mông: láy âm đầu là “m”

Ví dụ khác: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác, mới mẻ, mênh mông, móm mém, máy móc, miên man, nhỏ nhắn, tròn trĩnh, gầy guộc, mếu máo

+ Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Tím lịm: láy vần “im”; Liêu xiêu: láy vần “iêu”; Tào lao: láy vần “ao”

Ví dụ khác: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…

1. Các loại từ láy

Từ láy được chia làm hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối

Ví dụ: Xinh xinh, chầm chậm, đăm đăm

- Láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu, hoặc về phần vần

Ví dụ: Trắng trong, long lanh, phần phật

- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ âm thanh và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng

Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với nghĩa tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ, nhấn mạnh…

2. Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

- Nghĩa của các từ tạo thành

- Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ 1: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

- Giữa 2 tiếng tạo thành từ

- Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy.

Ví dụ 2: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

- Một trong 2 từ là từ Hán Việt

- Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

3. Luyện tập

Bài 1: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thót

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Gợi ý:

Các từ láy được sử dụng trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng

Bài 2. Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”

a, Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b, Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Gợi ý:

a, Từ láy là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao

b, Phân loại:

- Láy phụ âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao

- Láy vần: loáng thoáng

- Láy toàn bộ: dần dần

Bài 3 . Trong bài: “Tre Việt Nam” nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người"

- Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

- Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên.

Gợi ý:

- Phẩm chất: yêu thương, đùm bọc và đoàn kết.

- Các từ láy là: bão bùng

Bài 4. Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Gợi ý:

- Các từ láy là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho.

- Đây đều là các từ láy phụ âm đầu.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ láy có vần giống nhau hoàn toàn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bông cải nhỏ
    Bông cải nhỏ

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 07/07/22
    • Mèo Ú
      Mèo Ú

      😻😻😻😻😻😻😻

      Thích Phản hồi 07/07/22
      • Lê Thị Ngọc Ánh
        Lê Thị Ngọc Ánh

        😋😋😋😋😋😋😋

        Thích Phản hồi 07/07/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm