Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?

Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?

Câu hỏi: Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?

  1. Vì Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều.
  2. Vì Nguyễn Hiền nhờ việc ham thích thả diều mà được vua yêu quý nên mới phong tặng cho cái danh là “Ông Trạng thả diều”.
  3. Vì Nguyễn Hiền tự phong cho mình là “Ông Trạng thả diều”.
  4. Vì trong bài thi của mình, Nguyễn Hiền có nhắc tới việc thả diều nên nhân dân mới phong tặng ông là “Ông Trạng thả diều”.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Vì Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều.

Chú bé hiền được gọi là ông trạng thả diều vì Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều.

1. Khái quát về Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền quê ở Dương A, huyện Thượng Nguyên, phủ Thiên Trường sau đổi là trấn Sơn Nam Hạ (nay huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Thuở nhỏ, ông học thông viết thạo, được mọi người quý mến. Tương truyền, khi lên 10 tuổi, gia đình cho ông đi học thầy chùa. Thầy chùa mới viết được 10 trang giấy, Hiền liền đọc được ngay như người đã từng đi học rồi.

Năm 11 tuổi, tiếng tăm Hiền đã lừng lẫy ở kinh đô và được mệnh danh là thần đồng. Bấy giờ có người họ Đặng tự thấy mình đã đọc hết các sách, nghe tiếng tăm Hiền muốn đến thử tài văn bút, liền tìm đến nhà Hiền và lấy đầu đề theo bài phú "Phượng hoàng sào a, kì lân du úc". Khách ra hạn số câu và mỗi câu đều có tiếng chỉ về một loài cầm thú.

Hiền ứng khẩu đáp ngay rằng: "Phi long kiên chiểu/Mã bất xuất hà /Ý bỉ Hữu Hùng chi thế/ Ấp vu Duyên Lộc chi a". Nghĩa là: "Rồng không bay lên nơi ao, hồ/Ngựa không từ sông phi ra/ Đẹp thay đời có họ Hữu Hùng/Làm nhà ở nơi Duyên Lộc.

Người họ Đặng hết sức thán phục và tấm tắc khen “Thiên tài! Thiên tài!”. Năm ấy, Hiền thi hương đỗ đầu (Giải nguyên). Vào năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (âm lịch năm Tân Mùi), vua Trần Thái Tông trọng dụng hiền tài, chiêu đãi kẻ sĩ. Vua cho mở khoa thi lớn. Nguyễn Hiền mới mười ba tuổi về kinh ứng thí và lập tức được lấy đỗ trạng nguyên. Khóa thi này, ngoài Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên còn có 2 người khác đỗ cao và cũng cùng có một điểm chung. Đó là họ đều còn rất trẻ tuổi.

Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm ất hợi, nước ta bị giặc Chiêm Thành xâm lược, trạng nguyên Nguyễn Hiền được giao trách nhiệm đánh giặc giữ nước và giành chiến thắng. Về nông nghiệp, ông cho đắp đê ngăn lũ lụt ở sông Hồng, phát triển sản xuất mùa màng cho nông dân no ấm. Về quân sự, ông mở mang võ đường để rèn quân luyện sĩ, tăng cường sức mạnh quốc phòng, trong coi việc văn chương và mở mang công nghệ. Vua trần còn giao cho ông việc tiếp sứ Tàu và phong cho ông chức "Đông các đại học sĩ".

Năm 1247, triều đình nhà Trần mở khoa thi Tam khôi để chọn Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa, Nguyễn Hiền cũng tham gia.

"Bài thi nhà vua đề là Áp tử từ kê mẫu du hồ phú, tức bài phú nói về con vịt từ giã mẹ gà đi chơi hồ. Nội dung đề ra khá rộng và trừu tượng, lại yêu cầu diễn đạt bằng thể phú. Nguyễn Hiền đã viết một bài phú có tính chất nghị luận sâu sắc, vừa thể hiện được nhận thức về cuộc sống, vừa tỏ rõ khả năng uyên bác, văn chương. Vua đọc xong phê luôn hai chữ Thưởng tứ và lấy đỗ Trạng nguyên, tặng 4 chữ Khai quốc Trạng nguyên", sách Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết.

Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi: "Mùa xuân, tháng 2 (đời vua Trần Thái Tông, năm 1247) mở khoa thi chọn kẻ sĩ. Ban cho Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn; Đặng Ma La đỗ Thám hoa lang". Sách này viết "trước đây, hai khóa Nhâm Thìn (1232) và Kỷ Hợi (1239) chia làm giáp, ất, chưa có chọn tam khôi. Đến khoa này mới đặt", để lý giải vì sao Nguyễn Hiền được gọi là "Khai quốc Trạng nguyên".

Ở tuổi 13, Nguyễn Hiền là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

2. Bài tập vận dụng

Câu 1. Vì sao chủ bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?

Trả lời:

Chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” vì chú rất ham thả diều, còn bé tí đã biết làm lấy diều để chơi, vừa chăn trâu vừa thả diều, vừa đi học vừa chơi diều, trước khi đi thi còn chơi diều. Chú đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi – cái tuổi còn chơi diều.

Câu 2. Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

  1. Tuổi trẻ tài cao.
  2. Có chí thì nên.
  3. Công thành danh toại.

Trả lời:

Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi… Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: “Tuổi trẻ tài cao” và câu tục ngữ: “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của câu chuyện “Ông Trạng thả diều”.

Câu 3. Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền.

Bài làm

Tôi tên là Nguyễn Hiền, con của một gia đình nông dân nghèo khó. Giống các bạn cùng trang lứa, tôi rất thích thả diều. Lúc còn bé tí, tôi đã biết làm lấy diều để chơi.

Năm tôi lên sáu tuổi, cha cho tôi theo học một thầy đồ trong làng. Thầy đồ kinh ngạc khi thấy tôi học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, tôi thuộc làu hai mươi trang sách mà vẫn còn thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà túng thiếu quá, tôi đành phải bỏ học. Ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, tôi cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài tôi mới mượn vở về nhà học. Không có tiền mua đèn sách như các bạn nên sách của tôi là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ và đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, tôi viết bài vào lá chuối khô rồi nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Thầy khen bài của tôi chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò khác.

Thế rồi vua mở khoa thi. Tôi cũng ghi danh tham dự và đã đỗ Trạng Nguyên lúc mới mười ba tuổi. Mọi người gọi tôi là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Đánh giá bài viết
1 53
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 08/07/22
    • M✼L✼C』LྂKྂSྂPTTB vẹt ...
      M✼L✼C』LྂKྂSྂPTTB vẹt ...

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 08/07/22
      • Bọ Cạp
        Bọ Cạp

        👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 08/07/22

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm