Nội dung bài Một người chính trực
Nội dung bài Một người chính trực được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nội dung bài Một người chính trực
Câu hỏi: Nội dung bài Một người chính trực
Lời giải:
Chuyện kể về ông Tô Hiến Thành, nổi tiếng là người chính trực. Sự chính trực của ông thể hiện ở việc ông không nghe kẻ khác mưu lợi, nghe theo ý chỉ của vua phò tá thái tử, sau là vua Lý Cao Tông. Ông không nghe lời xu nịnh, li gián mà chính trực tiến cử người tài giỏi giúp nước.
Tô Hiến Thành là vị quan to đầu triều dưới thời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông nổi tiếng là người chính trực. Sử sách đã ghi lại 2 việc làm thể hiện lòng chính trực của ông, đó là việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông và việc tiến cử người thay thế mình để giúp vua, giúp nước.
I. Nội dung bài Một người chính trực
Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.
Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
– Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
– Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên nói:
– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
– Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi, thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
Theo QUỲNH CƯ, ĐỖ ĐỨC HÙNG
II. Tìm hiểu bài Một người chính trực
1. Bố cục: Chia thành 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông.
=> Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được.
=>Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
Đoạn 3: phần còn lại.
=>Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước.
2. Chú thích
- Chính trực: ngay thẳng.
- Di chiếu: lệnh (viết) của vua truyền lại trước khi mất
- Thái tử: con trai của vua được chọn để nối ngôi.
- Thái hậu: mẹ vua.
- Phò tá: theo bên cạnh để giúp đỡ.
- Tham tri chính sự: chức quan đứng thứ nhì trong một bộ đời xưa.
- Gián nghị đại phu: chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái.
- Tiến cử: giới thiệu người có tài, có đức để cấp trên chọn lựa.
3. Cách đọc
- Đọc phần đầu với giọng kể thong thả, rõ ràng.
- Phần sau đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định.
4. Nội dung
Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
III. Luyện tập
1. Trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Trong việc lập ngôi vua sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ :
+ Thực hiện theo đúng di chiếu của vua Lí Anh Tông lập thái tử Long Cán làm ngôi vua (Trung thành với di chiếu)
+ Không ăn đút lót, không vì tiền bạc mà đưa người khác lên làm vua, trái với di mệnh của vua. Cứ theo di chiếu mà thực hiện
Câu 2 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành ở chỗ:
+ Không vì tình riêng mà đưa người không đủ phẩm chất, năng lực lên vị trí quan trọng (Mặc dù trong lúc lâm bệnh nặng, người mà thường xuyên có mặt bên giường bệnh ông là quan tham trì chính sự Vũ Tán Đường nhưng Tô Hiến Thành không tiến cử. Trái lại người mà không hề chăm non, săn sóc khi ông lâm bệnh là quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá- một con người vừa có tài, có đức tuy không gần gũi ông nhưng ông vẫn tiến cử thay mình) Như vậy chứng tỏ Tô Hiến Thành không vì tình riêng mà rất thẳng thắn trung thực
+ Thẳng thắn trung thực tiến cử người có tài, có đức mà không hề do dự (đặt quyền lợi đất nước trên hết), làm cho bà thái hậu họ Đỗ cũng phải ngạc nhiên, khâm phục trước tấm lòng vì dân vì nước của ông
Câu 3 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Trả lời:
Gợi ý Bởi vì những người như Tô Hiến Thành là những người biết gác tình riêng sang một bên mà đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Tiến cử những người có đủ đức, đủ tài lên điều hành đất nước, đưa đất nước ngày một đi lên, làm cho dân giàu, nước mạnh
Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, một lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành, một vị quan đứng đầu hàng quan triều Lí nổi tiếng chính trực thời xưa
2. Kể lại nội dung bài văn Một người chính trực theo lời của nhân vật Tô Hiến Thành.
Tôi là Tô Hiến Thành, giữ chức quan đứng đầu triều đình nhà Lý. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất. Trong di chiếu có nói rõ tôi phải phò thái tử Long Cán, con thứ của Thái hậu họ Đỗ lên ngôi. Nhưng Thái hậu Chiêu Linh lại muốn lập con lớn của mình là Long Xưởng nên cho người đem vàng bạc đút lót phu nhân của tôi để nhờ giúp đỡ. Tôi nhất định không nghe theo, cứ theo đúng di chiếu lập Long Cán lên ngôi, lấy hiệu là vua Lý Cao Tông.
Phò tá vua Lý Cao Tông được bốn năm, tôi lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc của triều đình nên không mấy khi tới thăm.
Một hôm, Đỗ Thái hậu cùng vua Lý Cao Tông tới thăm và hỏi tôi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông đứng đầu triều đình?
Không chút do dự, tôi đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên nói:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tôi cứ thực tình tâu rằng:
- Nếu Thái hậu cần người hầu hạ giỏi thì tôi xin cử Vũ Tán Đường, còn cần người tài ba giúp nước, tôi xin cử Trần Trung Tá.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nội dung bài Một người chính trực. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.
- Từ phức là gì?
- Tiếng là gì?
- Thế nào là kể chuyện?
- Từ láy là gì lớp 4?
- Khái niệm từ phức
- Viết thư cho bạn kể về nơi mình đang sống
- Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào?
- Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
- Nội dung chính bài Sầu riêng
- Tìm những từ trái nghĩa với từ trung thực
- Tác dụng của dấu ba chấm
- Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt
- Từ láy toàn bộ là gì?
- Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ "kêu" trong câu: "Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng"
- Danh từ chỉ khái niệm là gì?
- Từ là gì?
- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
- Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ
- Câu cảm là gì?
- Từ láy có vần eng
- Kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa
- Tìm từ láy chỉ tiếng nước chảy
- Đặt câu với từ dã man
- Tìm từ láy có tiếng chứa âm S
- Viết tên 5 đồ vật có tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr
- Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình
- Từ ghép với từ Thật
- Đặt câu theo mẫu ai làm gì?
- Mở bài trực tiếp là gì?
- Từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực
- Loạng choạng nghĩa là gì? Đặt câu với từ loạng choạng
- Đặt câu với từ xuýt xoa
- Tính từ là gì?
- Từ trái nghĩa với từ bảo vệ
- Tìm từ láy có âm đầu là L
- Mở bài gián tiếp là gì?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?
- Đọc hiểu bài Lộc non
- Ví dụ từ láy bộ phận
- Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng?
- Viết lại vắn tắt một câu chuyện em đã học
- Bài tập xác định từ loại
- Tìm từ ghép từ láy chứa tiếng ngay, thẳng, thật
- Tìm 3 tên các đồ chơi hay trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã
- Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi
- Thứ tự miêu tả của tác giả trong bài Sầu riêng
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Tìm 5 từ ghép chính phụ có 3 tiếng trở lên (tránh lập lại âm tiết nhiều lần giữa các từ)