Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Âm đệm là gì?

Âm đệm là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Âm đệm là gì?

Trả lời:

-Tiếng Việt ᴄó 6 thanh: thanh ngang (ᴄòn gọi là thanh không), thanh huуền, thanh ѕắᴄ, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

- 22 phụ âm: b, ᴄ (k,q), ᴄh, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, ѕ, t, tr, th, ᴠ, х.

- 11 nguуên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

Vần gồm ᴄó 3 phần: âm đệm, âm ᴄhính , âm ᴄuối.

Âm đệm:

Được ghi bằng bán âm u hoặc o. Đây là âm làm tròn môi trước khi đọc âm chính, làm cho âm tiết có âm sắc trầm tối (gọi là bán âm, vì mặt chữ thì giống như nguyên âm, nhưng công dụng lại không giống như nguyên âm).

- Chính tả ghi bằng u trước các nguyên âm vừa hoặc hẹp (uê, uơ, uya).

- Chính tả ghi bằng o trước các nguyên âm rộng (oa, oe) trừ khi trước nó là phụ âm q thì lại ghi bằng u (qua, que = koa, koe).

- Vì âm đệm là âm tròn môi, nên nó không đi trước các nguyên âm tròn môi o, ô, u nữa.

- Khi phát âm, không được dừng lâu ở âm đệm, mà phải chuyển qua âm chính ngay.

A. Lý thuyết

1. Âm ᴄhính

Trong Tiếng Việt, nguуên âm nào ᴄũng ᴄó thể làm âm ᴄhính ᴄủa tiếng.

- Cáᴄ nguуên âm đơn: (11 nguуên âm ghi ở trên)

- Cáᴄ nguуên âm đôi: Có 3 nguуên âm đôi ᴠà đượᴄ táᴄh thành 8 nguуên âm ѕau:

+ iê:

Ghi bằng ia khi phía trướᴄ không ᴄó âm đệm ᴠà phía ѕau không ᴄó âm ᴄuối (VD: mía, tia, kia,…)

Ghi bằng уê khi phía trướᴄ ᴄó âm đệm hoặᴄ không ᴄó âm nào, phía ѕau ᴄó âm ᴄuối (VD: уêu, ᴄhuуên,…)

Ghi bằng уa khi phía trướᴄ ᴄó âm đệm ᴠà phía ѕau không ᴄó âm ᴄuối (VD: khuуa,…)

Ghi bằng iê khi phía trướᴄ ᴄó phụ âm đầu, phía ѕau ᴄó âm ᴄuối (VD: tiên, kiến,…)

bằng ươ khi ѕau nó ᴄó âm ᴄuối (VD: mượn,…)

Ghi bằng ưa khi phía ѕau nó không ᴄó âm ᴄuối (VD: ưa,…)

+ uô:

Ghi bằng uô khi ѕau nó ᴄó âm ᴄuối (VD: muốn,…)

Ghi bằng ua khi ѕau nó không ᴄó âm ᴄuối (VD: mua,…)

2. Âm ᴄuối

- Các phụ âm cuối vần: p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

- 2 bán âm cuối vần: i

âm điệu là gì?

3. Thanh điệu

Gồm có sáu thanh: (1) ngang, (2) huyền, (3) ngã, (4) hỏi, (5) sắc, (6) nặng; được ký hiệu phiên âm bằng số 1 - 6 theo thứ tự trên.

Thanh điệu là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết.

Nó ảnh hưởng lên toàn bộ âm tiết, nhưng khi viết nó được ghi trên hoặc dưới âm chính là nguyên âm đơn. Gặp nguyên âm phức không kèm theo âm cuối thì nó được ghi trên yếu tố đầu của âm phức (thí dụ: Chúa, chìa, chừa). Nếu nguyên âm phức có kèm theo phụ âm cuối thì thường ghi thanh điệu trên yếu tố thứ 2 của âm phức đó.

Thí dụ: vướng, tiếng, chuồng.

Phân loại dựa trên âm vực: có 2 loại cao và thấp

- Âm vực cao: thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc

- Âm vực thấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng

Phân loại dựa trên âm điệu: có 2 loại bằng và trắc

- Âm điệu bằng: thang ngang, thanh huyền

- Âm điệu trắc: (không bằng phẳng)

+ Có đối hướng (gãy): thanh ngã, thanh hỏi

+ Không đối hướng: thanh sắc, thanh nặng

Có thể tóm kết trong bảng sau đây:

âm điệu là gì?

Ghi chú: Các chữ để trong ngoặc đơn là tiếng Hán mà cha ông ta đã dùng trong thi văn cổ. Riêng "khứ" khắc với "nhập" ở chỗ thanh nhập âm điệu bị rút ngắn hơn thanh khứ.

Thí dụ: "má, "hán" (khữ) đọc dài hơn là "mát" (nhập) (thanh nhập đi với các âm cuối p, t, ch, c).

B. Bài tập

Hãy cho biết cấu tạo vần của các tiếng sau: Nhoẻn cười, huy hiệu, hoa huệ, thuở xưa, khuây khoả, ước muốn gì, khuya khoắt, khuyên giải, tia lửa, mùa quýt, con sứa, con sếu,…

- Cấu tạo từ Hán Việt (HV): (Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt)

Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt:

- Trong từ Hán Việt không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn.

- Từ Hán Việt chỉ có chữ mang vần:

+ ắc (nam bắc, đắc lực, nghi hoặc,…);

+ ất (nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật,…);

+ ân (ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn,…)

+ ênh (bệnh viện, pháp lệnh,…)

+ iết (khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt,…)

+ uôc (tổ quốc, chiến cuộc,…)

+ ich (lợi ích, du kích, khuyến khích,…)

+ inh (binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh,…)

+ uông (cuồng loạn, tình huống,…)

+ ưc (chức vụ, đức độ, năng lực,…)

+ ươc (mưu chước, tân dược,…)

+ ương (cương lĩnh, cường quốc,…)

- Chỉ trong từ Hán Việt, vần iêt mới đi với âm đệm (viết là uyêt: quyết, quyệt, tuyết, huyệt,…)

- Từ Hán Việt mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng: sơn (núi), đơn (một mình) và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Âm đệm là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4,  Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    hay quá

    Thích Phản hồi 25/06/22
    • Bon
      Bon

      có bài trắc nghiệm liên quan k ạ?

      Thích Phản hồi 25/06/22
      • Vợ là số 1
        Vợ là số 1

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 25/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm