Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực

VnDoc xin giới thiệu bài Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực

Trả lời:

9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực: gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,…

Tìm hiểu thêm:

Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, thẳng thực, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực, …

1. Từ trái nghĩa là gì?

Chúng ta thường xuyên bắt gặp các từ như: cao - thấp, già - trẻ, khỏe - yếu,…để miêu tả hoặc chỉ tính chất của người hoặc vật. Và đây chính là các cặp từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là gì? Từ trái nghĩa được dùng là những từ, cặp từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa.

Ví dụ như: “Chồng thấp mà lấy vợ cao - Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

Một câu thơ đưa từ trái nghĩa vào vừa thể hiện sự tương phải về đối tượng nói đến, vừa có vai trò phân tích cụ thể những hiện tượng thực tế trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm của dân gian.

Tuy nhiên, đối với những từ ngữ có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa, điều này được thể hiện rõ rệt qua câu nói: “Nhà cậu tuy bé mà xinh” hay “Cô ấy đẹp nhưng lười”.

Có thể thấy các cặp từ: bé - xinh; Đẹp - lười nghe ra có vẻ là đối lập nhưng lại không hề, bời chúng không nằm trong quan hệ tương liên.

2. Phân loại từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài - ngắn; cao - thấp; xinh đẹp - xấu xí; to - nhỏ; sớm - muộn; yêu - ghét; may mắn - xui xẻo; nhanh - chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ - khổng lồ; thấp - cao lêu nghêu; cao - lùn tịt;…

3. Tác dụng của từ trái nghĩa

- Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau.

- Từ trái nghĩa là một yếu tố quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

- Nó giúp làm nổi bật những nội dung chính mà tác giả, người viết muốn đề cập đến.

- Giúp thể hiện cảm, tâm trạng, sự đánh giá, nhận xét về sự vật, sự việc.

- Có thể sử dụng cặp từ trái nghĩa để làm chủ đề chính cho tác phẩm, đoạn văn đó.

- Đây là một biện pháp nghệ thuật mà khi viết văn nghị luận, văn chứng minh chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.

4. Cách sử dụng từ trái nghĩa

Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:

- Tạo sự tương phản

+ Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.

Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.

- Để tạo thế đối

+ Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

- Để tạo sự cân đối

+ Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

Kết luận: Sử dụng từ trái nghĩa đúng lúc, hoàn cảnh sẽ giúp câu thơ, lời văn in sâu trong lòng người đọc hơn.

5. Ví dụ về từ trái nghĩa

- Từ trái nghĩa với anh hùng là: bạc nhược, hèn nhát, nhát gan,…

- Từ trái nghĩa với ác là: hiền, hiền lành, lương thiện, nhân từ,…

- Từ trái nghĩa với ẩm là: hanh, hanh hao, hanh khô, se, …

- Từ trái nghĩa với ân cần là: dửng dưng, lạnh lùng, lạnh nhạt, chiếu lệ, thờ ơ, hờ hững,…

- Từ trái nghĩa với bảo vệ là: phá hủy, tàn phá, hủy diệt, tiêu diệt, …

- Từ trái nghĩa với biết ơn là: bội bạc, vô ơn, bội ơn, bất nghĩa, …

- Từ trái nghĩa với béo là: gầy, gầy nhẳng, gầy nhom, ốm,…

- Từ trái nghĩa với biếng nhác là: chăm chỉ, siêng năng, cần cù, …

- Từ trái nghĩa với chăm chỉ là: biếng nhác, lười biếng, lười nhác,…

- Từ trái nghĩa với can đảm là: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, yếu hèn, …

- Từ trái nghĩa với cao là: thấp, lùn, lùn tè, trũng, …

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    hay quá đi

    Thích Phản hồi 04/07/22
    • Mít
      Mít

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 04/07/22
      • Hai lúa
        Hai lúa

        verry very nice

        Thích Phản hồi 04/07/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm