Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ
Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ
Câu hỏi: Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ
Mẫu: ái (hữu ái) - bằng (bằng hữu)
Trả lời:
- bằng hữu
- hữu ích
- hữu tình
- hữu hạn
- hữu ái
- hữu nghị
- hữu dụng
- hữu lí
1. Từ ghép là gì?
Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp cho người nói, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.
Trong Tiếng Việt, từ phức được tạo thành bằng hai phương thức đó là ghép từ và láy từ. Vậy từ ghép là gì? cùng theo dõi tiếp để giải đáp thắc mắc này nhé.
Trong tiếng Việt, Từ ghép là loại từ được hình thành bằng phương thức ghép từ, tức là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Như vậy từ ghép là từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa trở lên.
2. Ví dụ về từ ghép
- Từ ghép chính phụ: một từ chính và một từ đứng sau bổ nghĩa cho nó.
Mát mẻ, thơm phức, tàu ngầm, hoa hồng,…là những từ ghép chính phụ. Chúng ta cùng phân tích một từ để rõ hơn.
“Hoa hồng” : Hoa là từ chính, Hoa là chỉ một thành phần của cây; Hồng là từ chỉ màu sắc bổ nghĩa cho từ hoa. Phân biệt với các loài hoa khác như: Hoa lan, hoa cúc,..
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp, phân nghĩa.
- Từ ghép đẳng lập: hai từ ngang nhau về nghĩa cũng như chức năng. Ví dụ: Ăn uống, hát hò, mưa gió, cây cỏ, trầm bổng, tắm giặt, rau quả,…
Phân tách từ “mưa gió”: mưa cũng có nghĩa và ghép với các từ khác: mưa to, mưa rào…, gió cũng có nghĩa riêng như: gió to, gió mạnh, gió lào,.. đê dàng nhìn thấy từ “mưa gió” nó có nghĩa tổng hợp từ nghĩa hai từ ghép lại, nghĩa của nó rộng hơn.
3. Từ ghép có công dụng gì?
Từ ghép có công dụng chính là giúp xác định nghĩa của các từ ngữ trong văn nói và văn viết một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, từ ghép còn giúp người nghe, người đọc có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.
4. Từ ghép có những loại nào?
Từ định nghĩa từ ghép là gì thì người ta có thể phân từ ghép thành 2 loại đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Khá là dễ dàng để phân biệt 2 loại từ ghép này dựa theo 2 tiêu chí là cấu tạo và ngữ nghĩa.
Từ ghép chính phụ
Có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa như sau: từ chính thể hiện vai trò ý nghĩa chính còn từ phụ chỉ đi theo để bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Phần từ chính thường có ý nghĩa khá rộng còn từ phụ thì có nghĩa hẹp hoặc không có nghĩa.
Ví dụ:
- Bà ngoại
- Bút chì
- Con cái
- Hoa mai
- Xanh ngát
- Máy bay
- Thuyền buồm
- Thước kẻ, …
Từ ghép đẳng lập
Là cụm từ được cấu tạo nên từ 2 từ khác nhau và mang một ý nghĩa nhất định. Trong đó vai trò của mỗi từ trong cụm từ là như nhau chứ không phân biệt từ chính hay từ phụ như ghép chính phụ. Chính vì thế mà từ ghép đẳng lập sẽ có hàm nghĩa rộng hơn và diễn tả được nhiều hơn.
Ví dụ: bàn ghế, cha mẹ, anh chị, giày dép, chai lọ, sách vở, hoa lá, quần áo, ăn uống, ông bà, nhà cửa,…
- Ngoài ra bạn cũng có thể biết thêm đến:
+) Từ ghép tổng hợp
Từ ghép tổng hợp có các từ cấu tạo thành mang một nghĩa tổng quát hơn những từ cấu thành nó, thể hiện một địa danh, hành động cụ thể nào đó.
Ví dụ như: Võ thuật bao gồm các loại võ khác nhau; Phương tiện: bao gồm các phương tiện đi lại; Bánh trái, Xa lạ,..
+) Từ ghép phân loại
Từ ghép này các từ cấu tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một địa danh, sự vật, hành động cụ thể nào đó.
Ví dụ: Nước ép cam, bánh sinh nhật,…
5. Những lưu ý khi phân biệt từ ghép đơn giản nhất
Nếu cả 2 từ đơn đều có nghĩa thì ghép lại sẽ tạo thành từ ghép. Cách nhanh nhất nhận biết từ ghép là bạn tách từng từ và xem có nghĩa cụ thể không. Trường hợp một trong hai tiếng có nghĩa thì đây là từ láy âm không phải từ ghép.
Đảo vị trí các từ với nhau, nếu đảo được thì đó là dạng từ ghép nghĩa. Trường hợp đảo mà không có ý nghĩa hoặc nghĩa mơ hồ là từ láy âm.
Nhiều từ phức khi tạo thành từ nhiều từ đơn có thể không rõ nghĩa, nhưng nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này có thể xem là từ ghép nghĩa. Từ ghép có thể không chung bộ phận vần, có thể 2 từ đơn không có nghĩa nhưng ghép 2 từ đơn lẻ đó chúng lại thành 1 từ ghép có nghĩa nhất định.
Kết luận: Từ ghép là thường xuất hiện trong nhiều bài văn, thơ, phân tích nhân vật… Vì vậy biết cách phân loại và sử dụng từ ghép thích hợp sẽ giúp câu văn bạn hay hơn nhiều.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.