Từ láy tả dáng điệu
VnDoc xin giới thiệu bài Từ láy tả dáng điệu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ láy tả dáng điệu là gì?
Câu hỏi: Từ láy tả dáng điệu là gì?
Lời giải:
- Từ láy tả dáng điệu là lom khom, lừ đừ, lả lướt
Từ láy
- Là từ được tạo thành bởi các tiếng giống nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.
Phân loại
+ Từ láy bộ phận: các tiếng sẽ có sự giống nhau về vần, phụ âm đầu.
+ Từ láy toàn bộ: tiếng sẽ được lặp lại toàn bộ, tuy nhiên cũng có sự thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối để mang lại sự hài hòa âm thanh khi nói hoặc viết.
Cách phân biệt từ láy và từ ghép
- Tiếng việt là một ngôn ngữ phong phú và đa dạng vì thế rất khó để nhận biết 2 loại từ ghép và từ láy với nhau. Tuy nhiên vẫn có một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.
Nghĩa của các từ tạo thành
- Thông thường từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.
- Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ "hoa", "quả" khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ "long" có nghĩa, còn "lanh" thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng.
- Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.
Một trong 2 từ là từ Hán Việt
- Trong tiếng Việt hầu hết đều gặp các từ láy âm, vì thế nếu một trong hai từ đó thuộc từ Hán Việt thì đấy chính là ghép chứ không phải từ láy.
- Ví dụ như từ "Tử tế" thì "tử" là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.
Giữa 2 tiếng tạo thành từ
- Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy.
- Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhau, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.
Đảo vị trí các tiếng trong từ
- Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự mà vẫn có nghĩa cụ thể thì đó là từ ghép. Còn từ láy thì không thể đảo trật tự từ và không có ý nghĩa nào.
- Ví dụ: Từ "mờ mịt" khi đảo vị trí thành "mịt mờ" thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ "thẫn thờ" đổi lại thành "thờ thẫn" thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.
Bài tập
Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng con người
Lời giải chi tiết
a) Miêu tả mái tóc.
- đen nhánh, đen mượt, đen mướt, đen huyền, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, mượt như tơ, óng ả, óng mượt, óng chuốt, lơ thơ, xơ xác, cứng như rễ tre, dày dặn, lưa thưa,...
b) Miêu tả đôi mắt.
- một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen láy, linh lợi, linh hoạt, sắc sảo, tinh anh, gian giảo, soi mói, long lanh, mờ đục, lờ đờ, lim dim, mơ màng,...
c) Miêu tả khuôn mặt
- trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, mặt choắt, mặt ngựa, mặt lưỡi cày,...
d) Miêu tả làn da.
- trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, đỏ như đồng hun, mịn màng, mát rượi, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô ráp,...
e) Miêu tả vóc người.
- vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh, còm nhom, gầy đét, dong dỏng, tầm thước, cao lớn, thấp bé, lùn tịt,...
Miêu tả hàm răng
- trắng bóng, đều đặn như những hạt bắp, răng khểnh duyên dáng, đen bóng, móm mém, ...
Miêu tả đôi tay
- thon thả, chai sạn, thô kệch, tay búp măng, mũm mĩm, thô ráp, trắng nõn, móng tay dài, móng tay cắt gọn gàng,....
Miêu tả cái miệng
- chúm chím, nhỏ nhắn, môi dày, môi mỏng, xinh xinh, mềm mại, hồng phớt, thâm xì, nứt nẻ, nứt toác, ....
Bài: Từ láy in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?
Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.
- Hãy tìm những từ láy khác có cùng tác dụng ấy.
- Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc của người.
- Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó là: nức nở, sụt sùi, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, ti tỉ…
Bài: Thi tìm nhanh các từ láy
a) Tả tiếng cười
b) Tả tiếng nói
c) Tả dáng điệu.
Các từ láy:
a) Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, khanh khách…
b) Tả tiếng nói: khàn khàn, nhè nhẹ, thỏ thẻ, oang oang, trong trẻo…
c) Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh…
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ láy tả dáng điệu. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.