Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì?
VnDoc xin giới thiệu bài Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì?
Câu hỏi: Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì?
- Sáng nào cũng vậy, ông tôi………………………………………………………
- Con mèo nhà em …………………………………………………………………...
- Dưới sông, đàn cá ……………………………………………………….............
- Trên cánh đồng, các bác nông dân........................................................................
Trả lời:
- Sáng nào cũng vậy, ông tôi…luôn dậy sớm tập thể dục………………………………
- Con mèo nhà em ……đang bắt chuột………………...
- Dưới sông, đàn cá ………bơi lội tung tăng…….............
- Trên cánh đồng, các bác nông dân...........đang gặt lúa.......................
I. Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu
- Cách nhận biết chủ ngữ: Thành phần này thường được dùng để trả lời cho câu hỏi về ai, con gì, cái gì, sự vật gì hoặc hiện tượng gì?
Ví dụ: Yến là người bạn thân nhất của tôi. Vậy thì Yến ở đây sẽ là chủ ngữ để trả lời cho câu hỏi “ai” là người bạn thân nhất của tôi.
- Cách nhận biết vị ngữ: Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi liên quan đến là gì, làm gì, như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết được vị ngữ thông qua từ là để nối với chủ ngữ.
Ví dụ: Cún là chú chó mà tôi yêu quý nhất. Chú chó mà tôi yêu quý nhất sẽ là vị ngữ trả lời cho câu hỏi cún là ai.
II. Bài tập vận dụng
Bài 1. Đọc đoạn văn sau đây:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.
Theo Tô Hoài
Tìm trong mỗi câu trên các từ ngữ:
a) Chỉ hoạt động
b) Chỉ người hoặc vật hoạt động
M: đánh trâu ra cày
M: Người lớn
Trả lời:
Từ ngữ chỉ hoạt động | Từ ngữ chỉ người hoạt động |
Đánh trâu ra cày | Người lớn |
Nhặt cỏ, đốt lá | Các cụ già |
Bắc bếp thổi cơm | Mấy chú bé |
Tra ngô | Các bà mẹ |
Ngủ khì trên lưng mẹ | Các em bé |
Sủa om cả rừng | Lũ chó |
Bài 2. Đặt câu hỏi
a) Cho từ ngữ chỉ hoạt động
M: Người lớn làm gì?
b) Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật đang hoạt động
M: Ai đánh trâu ra cày?
Trả lời:
Cho từ ngữ chỉ hoạt động | Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động |
Người lớn làm gì? | Ai đánh trâu ra cày? |
Các cụ già làm gì? | Ai nhặt cỏ? Đốt lá? |
Mấy chú bé làm gì? | Ai bắc bếp thổi cơm? |
Các em nhỏ làm gì? | Ai ngủ trên lưng mẹ? |
Lũ chó làm gì? | Con gì sủa om cả rừng? |
Bài 3. Tìm những câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Gợi ý:
Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
Trả lời:
Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?
a) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
b) Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩ
Bài 4. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?
Gợi ý:
- Hình thức: Đoạn văn
- Nội dung: Kể về các công việc trong một buổi sáng của em
- Yêu cầu: Có sử dụng câu kể Ai làm gì?
Trả lời:
Sáng ra, em thức dậy vào khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.
=> Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì?
Bài 5. Thêm chủ ngữ để hoàn thành các câu kể Ai làm gì?
a) Sáng sớm, ............................... gáy ò ó o.
b) .................................gặt lúa.
c) ..............................đang chơi đùa trên sân trường …
Lời giải:
Thêm chủ ngữ để hoàn thành các câu kể Ai làm gì?
+ Sáng sớm, con gà trống gáy ò ó o
+ Người nông dân gặt lúa
+ Các bạn đang chơi đùa trên sân trường
Bài 6. Xác định các bộ phận CN, VN trong mỗi câu sau bằng cách gạch chéo là VN, trước gạch chéo là CN
a) Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
c) Trong rừng, chim chóc hót véo von.
d) Đàn cò trắng đang sải rộng cánh bay.
Lời giải:
a) Sáng sớm, bà con / trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người /ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
c) Trong rừng, chim chóc /hót véo von.
d) Đàn cò trắng /đang sải rộng cánh bay.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.
- Nội dung chính của bài Đường đi SaPa
- Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
- Nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao
- Dựa vào cốt truyện trên em hãy viết lại truyện Cây Khế
- Đọc hiểu bài Niềm tin của tôi
- Tác dụng của dấu gạch ngang
- Đặt câu với từ hòa bình và chiến tranh
- Trái nghĩa với bình tĩnh là gì?
- Viết thư cho bạn kể về kỳ nghỉ hè
- Từ trái nghĩa với giữ gìn, đặt câu với từ trái nghĩa đó
- Đọc hiểu bài Nếu ước mơ đủ lớn
- Danh từ riêng là gì?
- Đọc hiểu bài Bốn anh tài
- Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ
- Tác dụng của tính từ trong tiếng Việt
- Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
- Trái nghĩa với trung thực là gì?
- Viết một bức thư ngắn khoảng 10 dòng cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em
- Ví dụ về dấu ngoặc kép
- Nội dung bài Một người chính trực
- Từ phức là gì?
- Tiếng là gì?
- Thế nào là kể chuyện?
- Từ láy là gì lớp 4?
- Khái niệm từ phức
- Viết thư cho bạn kể về nơi mình đang sống
- Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào?
- Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
- Nội dung chính bài Sầu riêng
- Tìm những từ trái nghĩa với từ trung thực
- Tác dụng của dấu ba chấm
- Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt
- Từ láy toàn bộ là gì?
- Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ "kêu" trong câu: "Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng"
- Danh từ chỉ khái niệm là gì?
- Từ là gì?
- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
- Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ
- Câu cảm là gì?
- Từ láy có vần eng
- Kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa
- Tìm từ láy chỉ tiếng nước chảy
- Đặt câu với từ dã man
- Tìm từ láy có tiếng chứa âm S
- Viết tên 5 đồ vật có tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr
- Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình
- Từ ghép với từ Thật
- Đặt câu theo mẫu ai làm gì?
- Mở bài trực tiếp là gì?
- Từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực
- Loạng choạng nghĩa là gì? Đặt câu với từ loạng choạng
- Đặt câu với từ xuýt xoa
- Tính từ là gì?
- Từ trái nghĩa với từ bảo vệ
- Tìm từ láy có âm đầu là L
- Mở bài gián tiếp là gì?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?
- Đọc hiểu bài Lộc non
- Ví dụ từ láy bộ phận
- Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng?
- Viết lại vắn tắt một câu chuyện em đã học
- Bài tập xác định từ loại
- Tìm từ ghép từ láy chứa tiếng ngay, thẳng, thật
- Tìm 3 tên các đồ chơi hay trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã
- Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi
- Thứ tự miêu tả của tác giả trong bài Sầu riêng
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Tìm 5 từ ghép chính phụ có 3 tiếng trở lên (tránh lập lại âm tiết nhiều lần giữa các từ)