Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi
Chúng tôi xin giới thiệu bài Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi
Câu hỏi: Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi …
Trả lời:
- Cười khúc khích, cười ha ha,…
- Thổi vi vu, thổi vù vù, thổi nhè nhẹ,…
1. Sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy là gì?
- Tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú nhưng đó cũng là hạn chế với người học bởi nó tạo ra sự phức tạp. Trong đó, từ ghép và từ láy là hai loại từ rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được hai loại từ này! Mời các bạn cùng tham khảo các cách nhận biết được chúng tôi tổng hợp dưới đây:
Cách nhận biết | Từ láy | Từ ghép |
Nghĩa của các từ tạo thành | Thường chỉ có một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa. Ví dụ: Từ láy “long lanh”, chỉ có từ “long” có nghĩa còn từ “lanh” không có nghĩa. Hay từ láy “lung linh” thì cả hai từ tách ra đều không có nghĩa. | Cả hai từ tạo thành từ ghép đều có ý nghĩa cụ thể. Ví dụ từ ghép “hoa quả”, “bàn ghế”, “sách vở”, “học tập”,…. khi tách ra chúng đều có ý nghĩa cụ thể. |
Sự lặp lại về âm hoặc vần | Từ láy thường có sự lặp lại về âm hoặc vần, hoặc lặp lại cả âm lẫn vần. Ví dụ: Bươm bướm, lóng lánh, tấp nập,… | Thường không có sự lặp lại về âm và vần. Một số ít trường hợp từ ghép cũng có sự lặp lại về âm hoặc vần. Ví dụ; Bàn ghế, bánh trái,… |
Đảo vị trí các từ trong câu | Khi đảo vị trí, từ láy thường không có ý nghĩa. Ví dụ từ láy “rạo rực”, khi đảo thành “rực rạo” thì chúng không có ý nghĩa. | Khi đổi vị trí trật tự các tiếng, từ ghép vẫn có ý nghĩa cụ thể. Ví dụ: Từ ghép “đau đớn” khi đảo thành “đớn đau” thì vẫn mang ý nghĩa cụ thể. |
Một trong hai từ cấu thành là từ Hán Việt | Đây chắc chắn không phải là từ láy. Ví dụ: Từ “tử tế” được lặp lại âm đầu nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép bởi từ “tử’ là từ Hán Việt. | Là dấu hiệu nhận biết của từ ghép. |
2. Viết đoạn văn có từ láy, từ ghép
Gia đình tôi có bốn người, sống trong một căn nhà nhỏ, hơn chật chội. Cuộc sống của chúng tôi diễn ra khá yên bình, mọi hoạt động dường như lúc nào cũng lặp đi lặp lại ngày khác. Mỗi ngày, khi ông mặt trời lấp ló phía cây bàng giữa sân là cả gia đình thức dậy. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bố thể dục, thay quần áo rồi ăn sáng, đi làm. Tôi và em gái thì mèo lười, cũng chả thèm tập thể dục như bố, cứ ngủ thêm chút, rồi dậy đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, ăn sáng và đi học. Một ngày nọ, bố tôi bảo rằng gia đình tôi sắp được chuyển đến một ngôi nhà mới. Cả gia đình vui mừng khôn siết. Em gái tôi cứ tíu ta tíu tít, hát vu vơ thích thú, mẹ và bố khuôn mặt rạng rỡ bàn nhau xem nên chuẩn bị gì ở nhà mới. Còn tôi, tôi lại thấy vui vui nhưng hơi đượm buồn, tôi phải xa ngôi nhà này sao, ngôi nhà này đã có với tôi bao kỉ niệm đẹp đẽ. Nhưng thôi kệ, tôi hiểu ra rằng cuộc sống mà, khi cái gì không tốt nó sẽ thay bằng một cái khác tốt đẹp hơn nhiều. Tôi thở dài một hơi, lấy lại tinh thần và ra hát hò vui vẻ cùng em gái tôi.
3. Bài tập về từ ghép, từ láy
Câu 1: Hãy sắp xếp các từ phức được gạch dưới trong những câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy.
a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Theo Hoàng Lê
b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre thông thanh cao giản dị, chí khí như người.
Thép Mới
Gợi ý:
- Từ ghép: là các tiếng có nghĩa được ghép lại với nhau.
- Từ phức: được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.
Trả lời:
- Từ ghép là từ cả hai tiếng đều có nghĩa kết hợp lại tạo nên một nghĩa mới
- Từ láy là từ có thể cả hai thành tố đều không có nghĩa hoặc một trong hai thành tố không có nghĩa, chúng lặp lại âm đầu hay phần vần hoặc cả tiếng. Nắm được những đặc điểm cơ bản đó, em sẽ có cơ sở để phân loại.
Từ ghép | Từ láy | |
Câu a | nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, tưởng nhớ, bờ bãi | nô nức |
Câu b | dẻo dai, vững chắc, thanh ao, giản dị, chí khí | mộc mạc, cứng cáp, nhũn nhặn |
Câu 2: Tìm từ ghép từ láy chứa những tiếng sau
a) Ngay
b) Thẳng
c) Thật
Trả lời:
Từ ghép | Từ láy | |
a) Ngay | ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay lập tức | ngay ngắn, ngay ngáy |
b) Thẳng | Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tính | thẳng thắn |
c) Thật | ngay thật, chân thật, thật lòng, thành thật | thật thà |
Đặt câu với các từ trên:
* Từ ghép:
- Ngay thẳng là một đức tính quý.
- Học sinh xếp hàng thẳng tắp.
- Hãy đối xử thật lòng với nhau.
* Từ láy:
- Tính hắn thật thà như đếm.
- Bạn hãy thẳng thắn góp ý cho tôi.
- Tôi đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến của hắn.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.