Từ trái nghĩa với giữ gìn, đặt câu với từ trái nghĩa đó
Từ trái nghĩa với giữ gìn, đặt câu với từ trái nghĩa đó được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ trái nghĩa với giữ gìn, đặt câu với từ trái nghĩa đó
Câu hỏi: Từ trái nghĩa với giữ gìn, đặt câu với từ trái nghĩa đó
Trả lời:
Trái nghĩa với giữ gìn là: hủy hoại, phá hoại, phá phách, tàn phá,…
Mọi hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
1. Từ đồng nghĩa
– Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống, hoặc gần giống nhau.
– Phân loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).
– Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng nhé!
2. Từ trái nghĩa
– Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau.
– Ví dụ: Giàu – nghèo, cao – thấp.
– Phân loại:
Tương tự như từ đồng nghĩa, học sinh cần phân biệt được hai dạng của từ trái nghĩa như sau:
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: Cao chót vót – sâu thăm thẳm
Cao là từ trái nghĩa (hoàn toàn) với thấp, tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại biểu thị sự đối lập với “sâu thăm thẳm” nên chúng cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).
– Các từ trái nghĩa không hoàn toàn (tùy trường hợp) như vậy còn được gọi là từ trái nghĩa lâm thời.
3. Mẹo xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn
Trong nội dung về từ đồng nghĩa – trái nghĩa, từ trái nghĩa không hoàn toàn là phần gây nhiều khó khăn cho học sinh nhất. Con cảm thấy khó hiểu về lý thuyết và khi áp dụng làm bài tập. Vậy cô Thu Hoa có gợi ý gì khi xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn?
“Khi xác định từ trái nghĩa, cần xác định trong tình huống cụ thể.”
Vì từ trái nghĩa không hoàn toàn mang các ý nghĩa khác nhau tùy trường hợp nên hãy luôn đặt từ đó vào tình huống trong câu để xác định đúng nghĩa biểu thị của nó.
– Ví dụ:
Từ “nhạt” khi mang nghĩa về hương vị món ăn, nó trái nghĩa với từ “mặn”.
“Món canh này nhạt quá!”
Tuy nhiên, khi từ “nhạt” mang nghĩa chỉ vẻ đẹp, nó trái nghĩa với từ “đằm thắm”.
“Hoa cỏ may luôn buồn tủi về vẻ đẹp mờ nhạt của mình, cô ghen tị với nét đằm thắm của chị mẫu đơn”.
4. Viết đoạn văn sử dụng từ trái nghĩa
Là con người ai cũng phải có một quê hương để thương, để nhớ, để không bao giờ quên. Quê của tôi ở một vùng đất rất xinh đẹp, đó là Long An thân yêu. Vào mỗi dịp hè đến, tôi đều được về quê để vui chơi, giải trí và tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng trên thành phố. Đối với tôi, quê hương là một nơi mà ở nơi đó bao muộn phiền đều tan biến, thế chỗ vào là những niềm vui, sự lạc quan và háo hức bởi nơi đây tôi được hòa mình vào những trò chơi dân dã như thả diều, bắt cá, bắt còng Ngắm nhìn những con diều giấy bay cao, bay xa vào khoảng không của bầu trời xanh thăm, tôi hòa ước mơ của mình vào từng cánh diều ấy với biết bao hi vọng. Rồi những món ngon của đồng quê mà ở thành phố ít khi được liếm. Ôi! Sao mà tuyệt vời và thân thương quá. Tôi nhớ hoài tô canh chua cá lóc sóng sánh ánh vàng, những niêu cá kho tộ đầy hấp dẫn... Bấy nhiêu đó thôi nhưng tất cả đã để lại trong lòng tôi bao cảm xúc yêu thương mà “Quê hương” là hai tiếng dường như đã khắc sâu trong tim mình tự bao giờ.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ trái nghĩa với giữ gìn, đặt câu với từ trái nghĩa đó. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.
- Đọc hiểu bài Nếu ước mơ đủ lớn
- Danh từ riêng là gì?
- Đọc hiểu bài Bốn anh tài
- Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ
- Tác dụng của tính từ trong tiếng Việt
- Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
- Trái nghĩa với trung thực là gì?
- Viết một bức thư ngắn khoảng 10 dòng cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em
- Ví dụ về dấu ngoặc kép
- Nội dung bài Một người chính trực
- Từ phức là gì?
- Tiếng là gì?
- Thế nào là kể chuyện?
- Từ láy là gì lớp 4?
- Khái niệm từ phức
- Viết thư cho bạn kể về nơi mình đang sống
- Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào?
- Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
- Nội dung chính bài Sầu riêng
- Tìm những từ trái nghĩa với từ trung thực
- Tác dụng của dấu ba chấm
- Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt
- Từ láy toàn bộ là gì?
- Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ "kêu" trong câu: "Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng"
- Danh từ chỉ khái niệm là gì?
- Từ là gì?
- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
- Tóm tắt truyện Rùa và Thỏ
- Câu cảm là gì?
- Từ láy có vần eng
- Kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa
- Tìm từ láy chỉ tiếng nước chảy
- Đặt câu với từ dã man
- Tìm từ láy có tiếng chứa âm S
- Viết tên 5 đồ vật có tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr
- Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình
- Từ ghép với từ Thật
- Đặt câu theo mẫu ai làm gì?
- Mở bài trực tiếp là gì?
- Từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực
- Loạng choạng nghĩa là gì? Đặt câu với từ loạng choạng
- Đặt câu với từ xuýt xoa
- Tính từ là gì?
- Từ trái nghĩa với từ bảo vệ
- Tìm từ láy có âm đầu là L
- Mở bài gián tiếp là gì?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?
- Đọc hiểu bài Lộc non
- Ví dụ từ láy bộ phận
- Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng?
- Viết lại vắn tắt một câu chuyện em đã học
- Bài tập xác định từ loại
- Tìm từ ghép từ láy chứa tiếng ngay, thẳng, thật
- Tìm 3 tên các đồ chơi hay trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã
- Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi
- Thứ tự miêu tả của tác giả trong bài Sầu riêng
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Tìm 5 từ ghép chính phụ có 3 tiếng trở lên (tránh lập lại âm tiết nhiều lần giữa các từ)