Từ láy toàn bộ là gì?
Từ láy toàn bộ là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ láy toàn bộ là gì?
Câu hỏi: Từ láy toàn bộ là gì?
Trả lời:
Từ láy toàn bộ còn được gọi là láy hoàn toàn. Đây là những từ có cả phần vần, phần âm, thậm chí là dấu câu cũng được lặp lại giống nhau.
Từ láy là một dạng của từ phức trong hệ thống cấu tạo từ tiếng Việt.
1. Từ là gì?
Mỗi từ được tạo nên từ một tiếng. Tiếng đôi khi sẽ mang một ý nghĩa cụ thể tuy nhiên đôi khi sẽ không rõ ràng về nghĩa. Từ là đơn vị nhỏ nhất trong một câu và được chia thành hai loại đó là từ đơn và từ phức.
2. Phân loại từ
Từ đơn
Là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập.
Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh,đỏ, vàng, tím,…
- Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…
- Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…
- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.
Từ ghép
a, Khái niệm
Từ ghép là loại từ vựng được tạo thành bởi hai từ đơn trở lên với điều kiện là những tiếng tạo nên từ ghép đó phải có nghĩa cụ thể, cụ thể nghĩa là mỗi từ đơn trong đó khi đứng một mình đều mang ý nghĩa.
Thường thì từ ghép có số lượng là hai từ đơn, trong nhiều trường hợp đặc biệt cũng có thể tồn tại từ ghép từ 3 từ.
Ví dụ 1: Áo quần là từ ghép được tạo thành bởi 2 từ đơn đó là “áo” và “quần”, ta thấy 2 từ đơn này khi đứng riêng 1 mình đều có nghĩa là đồ có tác dụng che cơ thể.
Ví dụ 2: Người lớn là từ ghép được cấu tạo bằng 2 từ là “người” và “lớn”. Từ “người” có nghĩa chỉ con người, “lớn” có nghĩa chỉ quy mô của một sự vật, sự việc hơn mức trung bình.
Ví dụ 3: Từ ghép “bóng bàn” được tạo bởi 2 từ đơn là “bóng” – chỉ một sự vật và “bàn” – nơi mà trò chơi diễn ra, đó đều là từ có ý nghĩa cụ thể và rõ ràng.
b, Phân loại từ ghép
Từ ghép có thể được chia thành 3 loại chính là từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ và từ ghép tổng hợp.
Từ ghép đẳng lập
- Khái niệm: từ ghép đẳng lập là loại từ ghép trong đó các tiếng đều có vai trò ngang nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính hay đâu là tiếng phụ. Các tiếng của từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp và có thể hoán đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép đó không thay đổi.
- Ví dụ về từ ghép đẳng lập: quần áo, bạn bè, sách vở, ông bà, mưa gió, cha mẹ, chú cháu, anh em, chị em, nghĩ suy, trường lớp, trầm bổng, ước mơ, xinh đẹp, bàn ghế, vợ chồng, xóm làng, trai gái…
- Ý nghĩa từ ghép đẳng lập:
+ Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn ý nghĩa của từng tiếng trong nó.
+ Từ ghép đẳng lập sẽ có tính chất hợp nghĩa.
Từ ghép chính phụ
- Khái niệm: từ ghép chính phụ là loại từ ghép được tạo bởi 2 từ đơn trong đó có 1 tiếng giữ vai trò chính và một tiếng có vai trò phụ. Tiếng chính đứng trước mang ý nghĩa bao quát còn tiếng phụ đứng sau nhằm để làm rõ nghĩa cho tiếng chính và nó sẽ phụ thuộc vào tiếng chính.
Khi không có tiếng chính thì tiếng phụ sẽ không mang ý nghĩa rõ ràng. Với từ ghép chính phụ chúng ta không thể đảo vị trí tiếng chính và tiếng phụ với nhau vì nghĩa của từ đó sẽ thay đổi. Từ ghép chính phụ hay còn được gọi là từ ghép phân loại.
- Ví dụ về từ ghép chính phụ:
Ví dụ 1: Xe đạp là một từ ghép chính phụ trong đó tiếng chính là từ “xe”, tiếng phụ là từ “đạp” bổ sung nghĩa cho “xe”.
Ví dụ 2: Từ ghép “ông nội” trong đó tiếng chính là từ “ông”, tiếng phụ là từ “nội”. Nếu nói ngược lại thì từ này không hề mang nghĩa gì.
Ví dụ 3: Các từ ghép chính phụ khác như: xe máy, thơm phức, tàu ngầm, tàu điện, bút chì, bút mực, bà nội, bà ngoại, cây xoài, cây bưởi, cây tre, bình nước, hoa hồng, hoa mai, con gà, con chó…
- Ý nghĩa từ ghép chính phụ:
+ Tiếng phụ trong đó mang nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất phân nghĩa rõ ràng.
Từ ghép tổng hợp
Khái niệm: từ ghép tổng hợp là loại từ ghép mà nghĩa của nó nhằm biểu thị rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa từng tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều mang ý nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa của từ ghép sẽ bao quát hơn, mở rộng hơn. Từ ghép tổng hợp thường được dùng để chỉ người hoặc vật nói chung.
3. Từ phức là gì?
Từ phức là từ được cấu thành từ ít nhất hai tiếng hoặc nhiều hơn. Khia phân chia các tiếng trong từ phức, tức là để mỗi tiếng đứng một cách riêng lẻ thì mỗi tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Trong từ phức có hai loại đó là từ láy và từ ghép. Ví dụ: ô tô, điện thoại, đường xá, bông hoa, chăm chỉ, cần cù…
- Từ ghép: Được cấu thành từ hai tiếng và các tiếng có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau
- Từ láy: Được cấu thành từ hai tiếng và các tiếng có mối quan hệ về mặt ngữ âm. Trong đó từ láy được chia ra thành hai loại là láy bộ phận và láy toàn bộ.
4. Từ láy
Từ láy là các từ có thể giống nhau về vần hoặc về âm, hay có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần. Từ láy được chia làm 2 loại:
Từ láy toàn bộ
Từ láy toàn bộ là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần của tiếng kia.
Ví dụ: Trăng trắng, mơn mởn, đo đỏ, hồng hồng, ào ào, hằm hằm, lanh lảnh, thoang thoảng…: đây là từ láy toàn bộ có thay đổi thanh sắc cuối để nghe hài hòa hơn.
Xa xa, xanh xanh, hồng hồng, rưng rưng…: đây là từ láy toàn bộ để tạo cảm giác mạnh hơn.
Ví dụ khác: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…
Một số từ láy khác có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu.
Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận bao gồm:
+ Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau.
Ví dụ:
- Long lanh: láy âm đầu là “l”
- Thoang thoảng: láy âm đầu là “th”
- Mênh mang, mênh mông: láy âm đầu là “m”
Ví dụ khác: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác,mới mẻ, mênh mông, móm mém, máy móc, miên man, nhỏ nhắn, tròn trĩnh, gầy guộc, mếu máo
+ Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau.
Ví dụ:
Tím lịm: láy vần “im”
Liêu xiêu: láy vần “iêu”
Tào lao: láy vần “ao”
Ví dụ khác: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…
Tác dụng của từ láy
Cấu tạo của từ láy là từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi ghép lại với nhau lại tạo thành một từ có nghĩa. Trong các văn bản văn học, các tác phẩm thơ ca, từ láy có tác dụng miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng… của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ láy toàn bộ là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.