Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ?

Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ?

Câu hỏi: Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ?

Trả lời:

“Măng mọc thẳng” không phải là một thành ngữ cũng không phải tục ngữ. Măng mọc thẳng là một chủ điểm trong bộ môn Tiếng Việt lớp 4. Trong chủ điểm này sẽ có những nội dung sau:

-Tập đọc

- Chính tả

- Luyện từ và câu (mở rộng vốn từ)

- Kể chuyện

- Tập làm văn

Vì vậy, “Măng mọc thẳng” không phải là một thành ngữ cũng không phải tục ngữ. Một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm Măng mọc thẳng như:

- Cây ngay không sợ chết đứng.

- Thẳng như ruột ngựa.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Ở hiền gặp lành.

- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

Các thành ngữ trong chủ điểm Măng mọc thẳng

1. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

“Thuốc đắng” là gì?

Thuốc là vật liệu cần cho đời sống nhất là lúc ta đau, ốm, bệnh tật và đa số chúng đều có vị đắng.

Sự thật là gì?

Sự thật là những gì chân thật ở đời. Sự thật mất lòng, cũng giống như thuốc, hằng ngày ta phải đối diện trước nhiều hoàn cảnh, trong đó có rất nhiều trường hợp ta phải nói không đúng sự thật để tránh phải làm mất địa vị của mình trong lòng người khác, những câu nói thật vạch trần những điểm yếu kém của người khác và nhất là khi nói bởi những người thẳng thắn, bộc trực thì sẽ dễ dàng bị người đối diện ghét.

“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” có nghĩa là khi ta nói sự thật về mặt xấu của người khác thường rất khó nghe và khiến cho ta có ấn tượng không tốt đối với họ. Đồng thời có thể làm cho ta bị ghét, nhưng nếu ta nói sự thật cho họ nghe thì có thể họ sẽ biết được con người và bản chất của mình, không ai là hoàn hảo và không có khuyết điểm, muốn bản thân tốt lên, hoàn thiện hơn thì cần phải biết lắng nghe, biết nhận định phải trái đúng sai, nhất là từ những lời chê trách của người khác.

Tại sao nói “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”?

Không phải ai cũng mạnh mẽ nhận lấy khuyết điểm và sai làm của bản thân. Mỗi khi ta sai lầm, được người khác khuyên bảo nhắc nhở thì đó là một điều đáng quý. Bởi người khác sẽ nhận thấy rõ ràng hơn những sai lầm, khuyết điểm của chúng ta hơn là bản thân mình. Tuy lời nhắc nhỏ sẽ làm ta tổn thương nhưng hết sức cần thiết để ta nhận ra, để ta cảnh tỉnh mà sửa chữa bản thân, khắc phục lỗi lầm, làm điều hữu ích.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống không chân thật Họ vì tính nhút nhát, vì lợi ích của bản thân mà luôn giả dối người khác. Có người vì e ngại phiền phức mà không dám nói ra sự thật khiến cho người khác bị oan ức. Những người như thế thật đáng chê trách.

2. Cây ngay không sợ chết đứng

Ông cha ta có câu tục ngữ rất hay và ý nghĩa về những người như trên: “Cây ngay không sợ chết đứng” nhằm khuyên nhủ con người về vấn đề phẩm chất, đạo đức.

“Cây ngay” ý chỉ những con người luôn làm ăn lương thiện, làm việc đúng đắn vì lợi ích chung của xã hội, không dối trá lừa đảo. Còn “Chết đứng” muốn khẳng định rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu ta không làm sai việc gì đó thì ta không phải sợ sệt, lo lắng vì điều gì cả. Như vậy, câu tục ngữ khuyên nhủ con người cần nói đúng sự thật, công bằng, không dối trá, không làm sai điều gì cả vì thế họ không sợ bất cứ thứ gì.

Truyện xưa kể rằng, có một người tú tài đi ngang qua núi. Anh ta nhìn thấy một bác tiều phu đang đốn củi. Bác tiều luôn chọn những cái cây có thân thẳng. Anh ta rất thắc mắc liền đến hỏi. Người tiều phu đó trả lời với anh ta rằng: “Khi đốn cây thẳng thì đem lại nhiều giá trị. Có thể làm cột nhà, hay các thứ quan trọng khác. Còn cây cong thì chỉ dùng để làm củi mà thôi. Sau đó, anh ta đỗ tú tài và làm quan thì gặp ngay một vụ án nọ, dù bị thẩm tra nhiều lần những người tù tội quyết không nhận tội, bất đắc lúc đó, quan nhớ lại câu chuyện mà mình đã từng gặp năm xưa nên liền nói: “Đúng là cây ngay không sợ chết đứng”. Ý nghĩa của câu nói là trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được lập trường của mình, không bị ngoại cảnh thay đổi. Ta làm đúng thì dù thế giới nói ta sai thì ta cũng giữ mình chứ không để cho xã hội thay đổi.

Qua câu tục ngữ “cây ngay không sợ chết đứng” ông bà khuyên chúng ta hãy sống thật trung thực, đừng nên dối trá. Bởi đó là những điều xấu xa làm ảnh hưởng tới bạn, gia đình và nhất là tương lai của bạn sau này. Không ai đánh thuế bạn về điều đó hết, nhưng sống làm sao cho người ta tin tưởng thì mới nên sống. Chứ sống dối trá, lừa lọc bị mọi người xa lánh, không tôn trọng thì sống như thế chẳng có ý nghĩa.

Mỗi người hãy tự rèn luyện bản thân của mình ngay từ bây giờ. Bởi chỉ có sống ngay thẳng, chính trực mới có được cuộc sống tốt đẹp.

3. Đói cho sạch rách cho thơm

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lanh chanh
    Lanh chanh

    👍👍👍👍👍👍

    Thích Phản hồi 28/06/22
    • Vợ là số 1
      Vợ là số 1

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 28/06/22
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 28/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm