Đặt câu với từ thì, mà, bằng
Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặt câu với từ thì, mà, bằng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đặt câu với từ thì, mà, bằng
Câu hỏi: Đặt câu với từ thì, mà, bằng
Trả lời:
- Tôi làm mãi mà vẫn chưa xong bài tập về nhà cô giao
- Nếu tôi đạt học sinh giỏi thì bố mẹ sẽ cho tôi đi du lịch ở Đà Lạt
- Bố mẹ đã nuôi dạy chị em tôi bằng tất cả tình thương yêu vô bờ bến.
1. Câu là gì?
Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.
Ví dụ:
– Trăng đã lặn (N.C)
– Có nghĩa gì đâu một buổi chiều (X.D)
– Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị lùa ra khỏi khám.
– Hãy nhớ lấy lời tôi (T.H)
2. Các thành phần chính của câu.
2.1. Chủ ngữ
– Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì?
* Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.
2.2. Vị ngữ
- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, Như thế nào?, hoặc là gì?
- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng xem hoàng hôn xuống
VN1: cụm đtừ VN2: cụm đtừ
Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập.
VN 1: cụm động từ VN2 VN3 VN4 → (đều là tính từ)
Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.
VN: cụm danh từ
3. Quan hệ từ là gì?
- Từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..
- Các mối quan hệ này vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm quan hệ so sánh, quan hệ sở hữu, quan hệ nhân quả,… chẳng hạn như một số quan hệ từ dưới đây:
Quan hệ từ | Ý nghĩa | Ví dụ |
Của | Quan hệ sở hữu | Quyển sách của cô ấy rất hay |
Như | Quan hệ so sánh | Cô ấy đẹp như một đóa hoa |
Và | Quan hệ liệt kê | Cúc và Hoa cùng học lớp 5A |
Nhưng | Quan hệ tương phản | Hôm nay trời mưa nhưng đường không lầy lội |
Mà | Quan hệ mục đích | Sợi dây chuyền mà mẹ tặng cho tôi rất đẹp |
Ở | Chỉ quan hệ định vị (địa điểm, đối tượng) | Những quyển sách được sắp xếp gọn gàng ở trên giá |
Với | Chỉ quan hệ hướng tới đối tượng | Chúng tôi đã trò chuyện với nhau rất lâu |
Từ | Chỉ quan hệ định vị (Khởi điểm thời gian hoặc địa điểm xuất phát) | Từ hôm nay, chúng ta sẽ sống ở đây |
Bằng | Chỉ quan hệ về phương tiện, về trạng thái, cách thức hoặc nguyên liệu chế tạo | Chúng tôi di chuyển từ Hà Nội về Lạng Sơn bằng xe máy |
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đặt câu với từ thì, mà, bằng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.