Từ đơn là gì? Từ phức là gì?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Từ đơn là gì? Từ phức là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ đơn là gì?
Câu hỏi: Từ đơn là gì? Lấy ví dụ về từ đơn.
Trả lời:
Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.
Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…
1. Từ là gì?
Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.
2. Từ đơn là gì?
2.1. Định nghĩa
- Từ đơn là đơn vị được tạo nên bởi một tiếng và có nghĩa ngay cả khi nó đứng một mình.
Ví dụ như: đi, đứng, bàn, ghế, học, đóng,...
2.2. Phân loại từ trong cấu trúc tiếng Việt
- Trong đó, tiếng cấu tạo nên từ gồm 3 phần là âm, vần và thanh.
- Từ đơn được chia ra thành từ đơn đa âm tiết và từ đơn một âm tiết. Từ đơn một âm tiết là những từ chỉ gồm 1 tiếng và có ý nghĩa như sách, vở, ăn, uống,...
- Từ đơn đa âm tiếng là những từ phiên âm tiếng nước ngoài, mỗi âm tiết được ngăn cách với nhau bởi dấu gạch nối “-”. Mỗi tiếng trong từ đơn đa âm tiết khi tách riêng ra thì không có nghĩa. Từ đơn đa âm tiết không phải là từ ghép hay từ láy.
- Tuy nhiên, trải qua thời gian dài sử dụng tiếng Việt, chúng ta tự hiểu được ý nghĩa và từ gốc tiếng nước ngoài của chúng nên thường không còn ghi dấu gạch nối ở giữa chúng nữa. Do đó, chúng ta cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với từ ghép hoặc từ láy.
- Ví dụ: radio sẽ thay cho ra-di-o, ti vi sẽ thay cho ti-vi, (bánh) gato thay cho ga-tô, photo thay cho pho-to, ô tô thay cho ô-tô,...
3. Từ phức là gì?
Khái niệm
Từ phức là từ được cấu thành từ ít nhất hai tiếng hay nhiều tiếng trở lên. Khi phân chia các tiếng trong từ phức, tức là để mỗi tiếng đứng một cách riêng lẻ thì mỗi tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.
Đặc điểm của từ phức:
– Từ phức chính là từ ghép
– Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.
Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…
phân loại từ phức
Trong từ phức có hai loại đó là từ láy và từ ghép. Ví dụ: ô tô, điện thoại, đường xá, bông hoa, chăm chỉ, cần cù…
*Từ ghép:
Từ ghép là từ phức, chúng được tạo ra bởi các tiếng có mối quan hệ về tiếng với nhau. Chẳng hạn như: ông bà, bố mẹ, bàn ghế,…
Chúng được chia làm hai loại là ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
+ Ghép chính phụ là từ được ghép bởi từ chính và từ phụ. Chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ chính thường đứng đằng trước còn từ phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nghĩa của chúng thường hẹp hơn khá nhiều. Chẳng hạn như xe máy, vàng hoe,…
+ Ghép đẳng lập là hai từ bình đẳng không phân chia chính hay phụ. Nghĩa của chúng thông thường cũng sẽ rộng hơn nhiều. Chẳng hạn như: vợ chồng, quần áo, nhà cửa,…
*Từ láy:
Từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo từ hai tiếng. Các tiếng cấu tạo nên từ láy thường có phần nguyên âm hoặc phụ âm hoặc cả nguyên âm và phụ âm được láy tương tự nhau.
Trong từ láy, có thể chỉ có một từ có nghĩa, từ còn lại không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa khi tách ra đứng riêng một mình.
Ví dụ: Ngoan ngoãn, hâm hấp, xinh xắn,…
Dựa vào cấu trúc và cấu tạo giống nhau của các bộ phận, từ láy được chia thành hai loại là: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
-Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ có phần vần hoặc phần âm được láy giống nhau. Ví dụ như:
+ Láy âm đầu: mếu máo, xinh xắn, mênh mông, mênh mang, ngơ ngác, ngáo ngơ,…
+ Láy vần: Liêu xiêu, tẻo teo, liu diu, lim dim, lồng lộn, lao xao, lông ngông,…
-Từ láy toàn hoàn: là tất cả các âm, các từ, các thanh âm, dấu câu đều giống nhau.
Ví dụ từ láy toàn bộ: Xanh xanh, xa xa, cao cao, nghiêng nghiêng, ha ha, ào ào, đùng đùng,…
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.