Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng?

Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng?

Trả lời: Từ láy có tiếng:

Đẹp: Đẹp đẽ, đèm đẹp

Nhỏ: Nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ

Thằng: Thùng thằng

Từ láy là gì?

Các bạn có thể đã sử dụng từ láy rất nhiều lần trong quá trình làm các bài tập ngữ văn của mình, nhưng có thể do chưa nắm vững được định nghĩa về từ láy nên các bạn không biết rằng những từ ngữ mình đã sử dụng chính là từ láy. Vậy chúng ta sẽ cùng định nghĩ một cách chi tiết để dễ dàng hiểu được: Từ láy được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên, các tiếng tạo nên từ láy có đặc điểm giống nhau về chỉ nguyên âm hoặc phụ âm, hay có thể giống nhau cả nguyên âm và phụ âm. Trong từ láy có thể có 1 từ không mang ý nghĩ gì hoặc cả 2 từ đều không có nghĩa và được ghép với nhau thành một từ có nghĩa.

Ví dụ: Lấp lánh, tròn trịa, lung linh, lan man...

Từ láy có tác dụng gì?

Mặc dù được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa. Trong các văn bản văn học, các tác phẩm thơ ca, từ láy có tác dụng để miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng... của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.

Phân loại từ láy

Như đã nói ở trên từ láy là các từ có thể giống nhau chỉ vần hoặc chỉ âm, hoặc có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần, chính vì vậy từ láy được chia làm 2 loại:

+ Từ láy bộ phận:

- Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: thấp thỏm, da dẻ, xinh xắn, ngơ ngác, gầm gừ...

- Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, cheo leo, càu nhàu, bồi hồi...

+ Từ láy toàn bộ:

- Những từ lặp lại nhau cả âm và cả vần. Ví dụ: Luôn luôn, hằm hằm, xanh xanh, ào ào, dành dành...

- Hoặc để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn, ngồn ngộn, thăm thẳm...

Mẹo phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo của từ rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, để học sinh tháo gỡ những khúc mắc và có phương pháp nhận diện tiện ích, cô Vân Anh đã tổng hợp 4 đặc điểm thường gặp ở từ láy và từ ghép để phân biệt chúng:

Ngoài ra, để phân biệt từ láy và từ đơn đa âm tiết, cô Vân Anh cũng nhấn mạnh: “Nếu hai hoặc nhiều tiếng không có nghĩa, có quan hệ âm vần nhưng tạo thành một từ chỉ sự vật thì từ đó là từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: “tivi” là từ láy hay từ đơn?

“ti” và “vi” khi tách riêng đều không mang nghĩa, giữa hai chữ lặp lại vần “i” nên rất giống các dấu hiệu của một từ láy. Tuy nhiên, tivi là danh từ chỉ sự vật, vì vậy đây là từ đơn đa âm tiết. Thực chất từ “tivi” là từ mượn nước ngoài để chỉ một hệ thống điện tử viễn thông.

Ta cũng có thể dựa vào một số đặc điểm hình thức viết như có dấu “-” nối giữa các từ thì từ đó là từ mượn nước ngoài – từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: ra-đa, ghi-đông,…

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Đánh giá bài viết
1 130
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chồn
    Chồn

    🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 06/07/22
    • Mọt sách
      Mọt sách

      🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 06/07/22
      • Bi
        Bi

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 06/07/22

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm