Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu kể là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu kể là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Câu kể là gì?

Lời giải

Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.

A) Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

a) Câu kể: Ai làm gì? (Tuần 17- Lớp 4)

– Gồm 2 bộ phận: Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ (CN), trả lời cho câu hỏi: Ai (Con gì; Cái gì)? Bộ phận thứ 2 là vị ngữ (VN),trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

– VN trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hoá. VN có thể là: Động từ hoặc cụm ĐT.

– CN trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật (người,con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở VN. CN thường do danh từ hoặc cụm DT tạo thành.

- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.

VD:

Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,...như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (câu kể dùng để nêu ý kiến, nhận định)

Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (câu kể kể lại sự việc và nói lên tình cảm ).

b) Câu kể Ai thế nào? (Tuần 21- Lớp 4)

– Câu kể Ai thế nào? gồm 2 bộ phận chính : CN trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Vn trả lời cho câu hỏi: thế nào?

– VN trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN thường do tính từ, động từ (hoặc cụm TT, cụm ĐT) tạo thành.

– CN trong câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở VN. CN thường do DT (hoặc cụm DT) tạo thành.

- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

VD:

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. (câu kể dùng để giới thiệu)

Chú có cái mũi rất dài. (câu kể dùng để miêu tả)

Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tóoc- ti- la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu. (câu kể dùng để kể)

c) Câu kể Ai là gì? (Tuần 24- Lớp 4)

– Câu kể Ai là gì? gồm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là CN, trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Bộ phận thứ 2 trả lời cho câu hỏi: là gì (là ai, là con gì)?

– Câu kể Ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.

– Trong câu kể Ai là gì? VN được nối với CN bằng từ là VN thường do DT (hoặc cụm DT) tạo thành.

– CN trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN. CN trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? CN thường do DT (hoặc cụm DT) tạo thành.

B) Bài tập thực hành

(Lưu ý: Một số BT sẽ ghi đáp án luôn ở phần đề bài)

Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau rồi gạch dưới các bộ phận VN của từng câu tìm được

Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá*. Cá đứng im trong tay chị Tấm.

*Phần tách CN và VN của câu này chép theo đáp án của tài liệu gốc, nhưng như vậy rất khó xác định ĐT trung tâm, theo quan điểm của tôi thì VN chỉ là vuốt nhẹ hai bên lườn của cá. Nếu muốn giữ đáp án như tài liệu gốc thì nên thêm dấu phẩy vào cho rõ ràng: Tấm / nhúng bàn tay xuống nước, vuốt nhẹ hai bên lườn của cá.

Bài 2: Dùng gạch (/) tách CN và VN trong từng câu sau và cho biết VN trong từng câu là ĐT hay cụm ĐT.

a) Em bé / cười. (ĐT)

b) Cô giáo /đang giảng bài. (Cụm ĐT)

c) Đàn cá chuối con / ùa lại tranh nhau đớp tới tấp* . (Cụm ĐT)

*Phần tách CN và VN của câu này chép theo đáp án của tài liệu gốc, nhưng như vậy rất khó xác ĐT trung tâm, theo quan điểm của tôi thì VN chỉ là tranh nhau đớp tới tấp. Nếu muốn giữ đáp án như tài liệu gốc thì nên thêm dấu phẩy cho rõ ràng: Đàn cá chuối con / ùa lại, tranh nhau đớp tới tấp.

Bài 3: Đặt 2 câu kể Ai làm gì? Trong đó một câu có VN là ĐT, một câu có VN là cụm ĐT.

Bài 4: Tìm CN, VN, trạng ngữ của các câu văn sau:

Cá Chuối mẹ / lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi. Bỗng nhiên, nghe như có tiếng bước chân rất nhẹ, Cá Chuối mẹ / nhìn ra, thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần. Cá Chuối mẹ / lấy hết sức định nhảy xuống nước. Mụ mèo / đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ Cá Chuối mẹ. Ở dưới nước, đàn cá chuối con /chờ đợi mãi không thấy mẹ.

Bài 5: Tìm các câu kể Ai thế nào? rồi gạch dưi các bộ phận VN.

Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành*.

*Chú thích tương tự BT1 và BT2

Bài 6: VN trong các câu kể Ai thế nào? tìm được ở BT5 biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành?

– Nội dung biểu thị đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật.

– Câu 1, 3, 5 do cụm TT tạo thành. Câu 2, 6 do cụm ĐT tạo thành. Câu 4 do các TT tạo thành.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu kể là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ba Lắp
    Ba Lắp

    👍👍👍👍👍👍

    Thích Phản hồi 25/06/22
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      😮😮😮😮😮😮😮

      Thích Phản hồi 25/06/22
      • Phi Công Trẻ
        Phi Công Trẻ

        ✌✌✌✌✌✌✌

        Thích Phản hồi 25/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 4

        Xem thêm